Dòng Thánh Phaolo Thành Chartres

[youtube]https://www.youtube.com/watch?v=wj5pxAN3tLo[/youtube]
Nguồn Gốc Hội Dòng

Được thành lập năm 1696 do linh mục LOUIS CHAUVET, chánh xứ Levesville-la-Chenard, một họ đạo bé nhỏ của vùng đồng quê xứ Beauce, thuộc nước Pháp, cách Paris khoảng 60 km về hướng Tây-nam.
Mẹ Marie Anne de Tilly, vị đồng sáng lập, đã huấn luyện các thiếu nữ trẻ vùng quê xứ Beauce để chuẩn bị cho sứ mạng đầu tiên của họ là: nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của dân làng bằng cách giáo dục các thiếu nữ, thăm viếng người nghèo và kẻ đau yếu trong làng và các thôn xóm lân cận.Căn nhà đầu tiên của chị em nằm ở giữa làng thuộc quyền sở hữu của linh mục Chánh xứ và nhà nguyện đầu tiên của chị em là nhà thờ giáo xứ.

Đoàn Sủng Hội Dòng

Chị em dòng Thánh Phaolo là những nữ tu bác ai, được ghi dấu bởi mầu nhiệm Tử nạn và Phục Sinh của Chúa Kitô. “Trong tất cả những công việc bác ái, chẳng có gì đẹp lòng Chúa hơn và có công nghiệp hơn là việc dạy dỗ những người thất học và giúp đỡ những người khốn cùng.”(Dự thảo Luật Dòng). Ngay từ đầu, chị em đã ý thức đi đến những vùng hẻo lánh và bị bỏ rơi nhất nơi mà những người khác không thể đến được.Lịch Sử Hội Dòng

Ngay từ năm 1708, Cha Louis Chauvet đã trao phó cộng đoàn các chị em ở trường học đang dần phát triển cho Đức Cha Paul Godet des Marets, Giám mục Chartres. Người đã tìm cho các chị một ngôi nhà ở phố Saint Maurice. Cũng chính Ngài đã gửi cho các chị em một Bề Trên đó là Cha Maréchaux và đặt thánh PhaoloTông Đồ làm thánh bổn mạng và là mẫu gương của Hội dòng.
Việc thành lập diễn tiến một cách nhanh chống. Năm 1727, sau khi Bá tước De Maurepas, lúc đó làm Tổng Trưởng, đã xin Đức Giám Mục Giáo Phận Chartres, cho chị em đến phục vụ các bệnh nhân tại bệnh viện Cayenne, và dạy trẻ em trong Tỉnh ấy. Bốn chị được chọn trong số rất đông các chị tình nguyện.Chị em Dòng Thánh Phaolô đã lan rộng trên khắp thế giới. Con đường phát triển của Hội Dòng trải qua nhiều thăng trầm thử thách: trong cuộc cách mạng 1789 tại Pháp, phong trào tục hóa ở thế kỷ 20, Chiến tranh thế giới thứ nhất, Chiến tranh thế giới thứ hai. Và hiện nay chị em đang sống trong một xã hội đầy dẫy những bất công và bạo lực.Tất cả quá khứ này còn in sâu trong hiện tại. Và tất cả tương lai nương tựa vào quá khứ đang dần dần mở rộng trong ánh sang của thánh ý Chúa. Hiện tại, Hội Dòng có khoang 4000 chị em đang làm việc trên khắp năm châu, đang sống Mầu nhiệm Phục Sinh theo tinh thần của các đấng sáng lập.

Công Việc Tông Đồ

Là một Hội Dòng thừa sai tông đồ, chị em tiếp tục dấn thân cho sứ mạng của Chúa Kitô: đó là sứ mạng chữa lành và giải thoát, giúp đỡ con người tìm thấy con đường sống dồi dào. Chị em chú ý quan tâm đến những người nghèo khổ thiếu thốn về điều kiện vật chất cũng như điều kiện sức khỏe. Chị em luôn tìm kiếm và dấn thân vào những con đường mới theo tinh thần Phúc âm trước tác động của sự phức tạp và những vấn nạn của xã hội đương thời.
Theo chân của mẹ Marie Anne de Tilly, vị đồng sáng lập “dâng mình cho Chúa vì thiện ích của Giáo Hội và lợi ích của tha nhân”, chị em tiếp tục loan truyền tình yêu Chúa qua việc giáo dục, chăm sóc người bệnh, làm việc tại các trung tâm mục vụ: tham gia vào các hoạt động của giáo xứ cũng như các đoàn thể. Chị em cũng dành thời giờ cho việc tĩnh tâm và lãnh vực thiêng liêng. Chị em làm việc ở các vùng truyền giáo xa xôi.“Những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em hèn mọn nhất này của Ta là các ngươi đã làm cho chính Ta.”(Mt 25, 40).

MỘT VÀI NÉT VỀ CHI EM DÒNG THÁNH PHAOLÔ TẠI VIET NAM

“Dâng mình cho Chúa vì thiện ích của Giáo Hội và lợi ích tha nhân.”
Chị em dòng thánh Phaolo thành Chartres là một trong những dòng nữ hoạt động tông đồ sớm nhất, được thành lập năm 1696, hiện nay có khoảng hơn 4000 chị em trên thế giới mà trong số đó ở Việt Nam có khoảng hơn 1000. Ngày 20 tháng 5 năm 1860 đáp lại lời mời gọi của Đức Cha Lefevre đại diện tông tòa Đông Dương lúc bấy giờ, hai nữ tu Dòng Thánh Phaolo thành Chatres đàu tiên đã đặt chân đến Sài Gòn. Đó là dòng nữ đầu tiên được thành lập tại Việt Nam sau các nữ tu dòng Mến Thánh Giá được sáng lập ngay buổi đầu tiên của công cuộc truyền bá Tin Mừng. Ngay khi đặt chân đến Việt Nam các nữ tu dòng Thánh Phaolo đã bắt tay vào việc thu nhận và chăm sóc các trẻ em mồ côi trong một căn hộ nhỏ nằm trong một vùng đầm lầy gần tòa giám mục của Đức Cha Lefevre.

Đức Cha còn giao phó cho các chị công việc chăm sóc bệnh nhân trong các bệnh viện nhỏ mà Ngài vừa thành lập. Mặc dù điều kiện khởi đầu vô cùng khó khăn, nhưng các nữ tu người Pháp đã không ngần ngại thu hút các thỉnh sinh Việt nam đến với mình. Sau ba tháng chị em đã có thỉnh sinh đầu tiên. Sáu năm sau, một Tập Viện đã ra đời, và sự tuyển lựa này không bao giờ sai lầm đối với một Hội dòng mà ngày nay có một số đông chị em nữ tu ở Việt Nam.Chỉ sau một thời gian ngắn, công việc của chị em bên cạnh các trẻ em mồ côi và các bệnh nhân đã phát triển một cách nhanh chống. Số trẻ em mồ côi dưới sự bảo trợ của các chị em ngày càng đông. Các bệnh xá ngày càng trở nên quá nhỏ bé, và được thay thế bằng hai bệnh viện, một tại Sài Gòn và một tại Hà Nội, cả hai đều mang tên Saint Paul. Các chị em nắm quyền quản lý và phục vụ ở Hà Nội cho đến năm 1954 và ở Sài Gòn cho đến năm 1975. Vả lại, trong khoảng thời gian gần đây Hội Dòng còn chú trọng đến việc giáo dục giới trẻ Việt Nam.
Nhiều trường Trung học được thành lập trong khắp các thành phố lớn trong khắp cả nước. Trường Sainte Marie và trừơng sainte Famille ở Hà Nội, trường Jeanne d’Arc ở Huế, trường Thánh Tâm ở Đà Nẵng, trường thánh Têrêsa ở Komtum, trường Saint Paul ở Pleiku và trường Saint Paul ở Sài Gòn và nhiều nơi khác nữa.Sau năm 1975, Chính phủ Việt Nam tịch thu và nắm quyền quản lý tất cả các trường học, tất cả các bệnh viện và trạm xá, cũng như toàn bộ các cơ sở xã hội của Hội Dòng. Trong khi đó nhiểu nữ tu vẫn có thể tiếp tục làm việc trong các bệnh viên và trạm xá sau khi đã bị quốc hữu hóa. Năm 1980 các nữ tu được cấp giấy phép mở một trung tâm châm cứu trong khuôn viên của Nhà Dòng. Dưới sự quản lý của hai nữ tu có bằng cấp, trung tâm tiếp tục hoạt động cho đến nay.
Trái lại, họ phải đợi cho đến năm 1990 mới có thể bắt đầu lại công việc giáo dục. Đây cũng là thời điểm mà Nhà Dòng bắt đầu mở lại các trường học với giấy phép của nhà nước do chính các chị em quản lý và điều khiển: các nhóm gia đình, các lớp học và trường mẫu giáo, các lớp học tình thương. Chỉ có những cơ sở tư nhân mới có thể lan rộng ra trong thời điểm này.
Ngày 25/01/2010, các chị em Dòng Phaolô tại Việt Nam đã mừng kỷ niệm 150 sự hiện diện của Hội dòng ở Việt Nam.
  • Điều kiện tuyển chọn:
    – Thiếu nữ từ 18 đến 22 tuổi, đã tốt nghiệp phổ thông cấp III. Nếu lớn hơn, phải học xong đại học,
    – Có ý hướng ngay lành và trưởng thành tâm linh,
    – Thuộc gia đình Công giáo tốt,
    – Có trí phán đoán lành mạnh,
    – Có đủ sức khoẻ.
  • Tỉnh dòng Sài Gòn

Địa chỉ: 4 Tôn Đức Thắng, P. Bến
Nghé, Q.1, TP.HCM.
Đt: 08 8223387.
Email: [email protected]
Bề trên Giám tỉnh: Nt. Maria Ngô Thị Mai Anh, sinh 20-10-1950, khấn dòng 29-6-1973.

  • Tỉnh dòng Đà Nẵng

Địa chỉ: 47 Yên Bái, TP. Đà Nẵng.
Đt: 0511 824735.
Fax: (0511) 893 058
Email: [email protected]
Bề trên Giám tỉnh: Nt. Madeleine Cái Thị Hồng Á, sinh 17-5-1943, khấn dòng 28-8-1966.

  • Tỉnh dòng Mỹ Tho

Địa chỉ: 14 Hùng Vương, P. 7,
TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Đt: 073 873589.
Email: [email protected]

  • Bề trên Giám tỉnh: Nt. Jacqueline Nguyễn Thị Ánh, sinh 1-3-1926, khấn dòng 2-2-1949.

2 thoughts on “Dòng Thánh Phaolo Thành Chartres

  1. Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi says:

    Kính thưa Ban điều hành trang mạng và Tác giả bài trên đây
    Trong bài, có nhắc tới Đức Cha Lefevre, người đã mời Dòng Thánh Phaolô đến Việt Nam. Xin được lưu ý với Quý vị:
    – Wikipedia viết tên của ngài là LEFEBVRE (có chữ B). Cũng xin ghi thêm tên thánh là DOMINIQUE để phân biệt với một vị khác cùng họ nhưng khác tên thánh là ARMAND FRANCOIS LEFEBVRE (1709-1743-1760), Đại diện Tông tòa Giáo phận Đàng Trong.
    – Đức Cha Dominique Lefebvre (Ngãi)(1810-1841-1865) là Giám mục tiên khởi, là Đại diện Tông tòa đầu tiên của Giáo phận Tây Đàng Trong (được thành lập ngày 2-3-1844), tiền thân của Giáo phận Sài Gòn (được thành lập ngày 3-12-1924). Không hề có vị nào là Đại diện Tông tòa Đông Dương cả!
    Lm Phêrô Phan Văn Lợi, Ban Biên sử Tổng Giáo phận Huế.

  2. Hà Trang says:

    xin cho con được biết website của dòng thánh Phao lô thành Chartres để con tiện tìm hiểu về dòng ạ
    con xin cảm ơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *