NGHIÊN CỨU HỌC VẤN QUÝ Ở SỰ LỰA CHỌN

Tác giả: Lữ Khôn (Minh)

Giả sử sự hàm dưỡng không có sự cố định, một con người từ lúc sinh ra cho tới lúc chết đi sẽ có bao nhiều lần biến đổi? Dù cho có đầy đủ những tri thức nhất định cũng không thể bảo đảm sẽ trở thành một con người như thế nào, cho nên đức tính của một vị học giả nhất định phải vô cùng kiên định. Chỉ có sự hàm dưỡng kiên định của mình, vô luận là bình thường hay biến hóa, bần khốn hay phát đạt, sinh tồn hay là chết chóc, đều xem như là chuyện rất bình thường. Cho dù là vấp phải khó khăn, cũng không coi là việc khó khăn gì. Giả sử bình thường không gặp phải sự việc gì, bất kể là như thế nào, đều được coi là một người tốt, hễ vấp phải một sự việc phiền phức dù là nhỏ bé thì sẽ lộ ra ngay bộ mặt thật. Giả sử vấp phải việc lớn, việc khó, thế thì sẽ lại biến thành một con người như thế nào? Do đó ta không thể tùy tiện cười mỉa cổ nhân, e rằng về phương diện này chúng ta chưa chắc đã làm tốt được bằng cổ nhân.

Thân ở trong nhà chật hẹp xấu xí nhưng lại có thể kiên trì giữ được chân lý, khiến cho quỷ thần cũng phải khiếp phục; Những ngày sống ở trong gia đình, không bị vợ con chán ghét, như vậy mới được gọi là người có học vấn chân chính, người có tu dưỡng chân chính. Miễn cưỡng chèo chống được ở trước mặt mọi người, từng thời gian, từng sự việc đều khéo léo may mắn không để lộ ra diện mạo thật sự, do đó gọi những người như vậy là hiền nhân (người tài giỏi), người quân tử thực sự e rằng cũng không thể như vậy được.

Hễ không có hô hấp thì sẽ không còn đạo lý sống lại được nữa. Có sự tích lũy thầm kín trong từng hơi thở hít, con người sẽ lặng lẽ sống cho tới lúc bạc đầu. Bình tĩnh quan sát người quân tử, sở dĩ họ biết giẫm chân tự than vãn, là vì họ hi vọng trong những năm sống họ sẽ làm nên công trạng, do đó họ càng quý tiếc thời gian. Thế nhưng, việc quý tiếc thời gian của mỗi người mỗi cách khác nhau. Những người giàu sang luyến tiếc sự vinh hoa phú quý của họ chưa đạt được tới mức cao điểm nhất. Những người truy cầu công danh cảm khái sự nghiệp của mình chưa được thành công. Kẻ lãng tử phóng đãng suốt ngày đắm chìm trong tửu sắc để tiêu tán thời gian. Những kẻ tham lam thô bỉ khổ tâm mở mang kinh doanh gia nghiệp để lưu lại cho con cháu đời sau. Thế nhưng, trong số họ chỉ có một loại người có thể giành được, đó chính là người truy cầu công danh. Ba loại người còn lại, vì mục đích của họ mà quý tiếc thời gian, còn có gì đáng quý nữa đâu? Duy chỉ có người quân tử lo lắng năm tháng hối hả tựa dòng nước chảy, thời gian dễ dàng trôi qua, nuối tiếc nghĩa lý chưa cùng tận, sợ hãi cuộc đời này trôi qua một cách vô ích, rất lo lắng đạo đức còn có chỗ khiếm khuyết, không thể đạt tới chí thiện chí mỹ mà làm lầm lỡ, uổng phí cả cuộc đời. Như vậy mới được gọi là quý tiếc thời gian chân chính. Ngày hôm nay không thể lại có được nữa, cần thiết phải quý tiếc thời gian tốt đẹp của ngày hôm nay, điều này giống như ý định khẩn cấp của việc cứu hoả và chạy trốn, để đạt được những phẩm cách trời phú cho, để đạt được tâm nguyện tốt đẹp của tính người. Đừng lo lắng không có thời gian, chỉ nên lo lắng là ta đã lãng phí thời gian. Giả sử không có thời gian hoang phí, thế thì trong gian. Giả sử không có thời gian hoang phí, thế thì trong lòng ta sẽ vô cùng sung sướng, cho dù là phải xa lìa nhân thế chỉ trong một sớm một chiều còn có gì phải nuối tiếc nữa? Nếu không, cho dù là được sống lâu trăm tuổi, chẳng qua cũng chỉ là để cho thời gian trôi qua vô ích mà thôi.

Không tăng cường sự tu dưỡng bản thân thì suốt ngày tâm thần sẽ bất định, đó là vì chỉ biết lo lắng đến sự phi báng và ca tụng của người khác. Không cố gắng học tập thì suốt ngày sẽ mặt mày âu sầu ủ rũ, đó là vì chỉ lo lắng đến vinh dự và sỉ nhục của bản thân. Đó là những khuyết điểm chung của những người nghiên cứu học vấn. Tảng băng gặp lửa, nhất định sẽ dễ dàng bị nóng chảy. Thế nhưng dùng lửa than đốt nóng để làm tan chảy tảng băng cứng rắn, điều đó tất nhiên sẽ tan chảy dần cho đến lúc tan hết. Sau khi tan hết vẫn còn rất giá lạnh, lại cần phải dần dần tăng nhiệt mới có thể nâng cao độ ấm. Sau khi nâng cao độ ấm dần dần sẽ đạt tới độ sôi, sau đó lại phải qua một quá trình chậm chạp mới có thể bốc thành hơi hết. Cho nên sự nghiệp học hành đâu có đạo lý học thành với tốc độ nhanh được? Vì vậy những người biết cách học tập không thể sản sinh ra tám tư cấp tốc cầu lấy thành công được, mà là tuần tự tiến dẫn dần, ung dung không thể vội vã để tích luỹ tài hoa và học vấn. Mấu chốt của việc nghiên cứu học vấn là cần phải nhận thức, lý giải một cách rất thấu triệt về đạo trời, tình người, sự biến đổi và cách đối xử với đời, thế nhưng cần phải dùng đạo lý chính tông ở trong tâm để phân tích lý giải, để rồi lấy hay bỏ chúng.

Đối xử hữu ái thân thiện với người khác đích thực là một cách nghĩ tốt đẹp. Thế những người tính cách lạnh nhạt, cư xử với người luôn luôn thờ ơ mà không có tình cảm. Những người có đường lối khác nhau, luôn chống lại quan điểm của người khác, hơn nữa lại không tiếp nhận bất cứ lời khuyên bảo nào của người khác. Cưỡng bức người khác nghe theo và thực thi nhiều thủ đoạn, đó là điều ác, nhà Nho cần phải hết sức tránh. Khổng Tử đề xướng “Khải phẫn, phát phỉ, phúc tam ngung”, “Trung nhân dĩ hạ bất ngữ thượng”. [1] Điều đó có lẽ nào không phải là phương pháp tốt dạy dỗ người không biết mệt mỏi hay sao? Nếu không đối với cả đôi bên mà nói đều chẳng có ích lợi gì. Cho nên âm nhạc hay tuyệt vời không cần phải diễn tấu nhiều, giáo nghĩa sâu xa không thể tuỳ tiện truyền thụ được.

Những người thu thập học thuyết của bách gia đại đa số đều có những từ ngữ văn chương bao la rộng lớn. Những người một mình tham khảo nghiên cứu học thuyết của một nhà, đại đa số đều có những kiến giải độc đáo của bản thân họ. Những người nghiên cứu học vấn muốn dùng sinh mệnh có hạn thu thập rộng rãi nhiều ưu điểm của người khác để đạt tới bờ bên kia của học vấn. Dùng tâm tư nóng vội của mình để nghiên cứu chân lý tàng ẩn trong học vấn, đó chẳng phải là một sự việc rất khó khăn hay sao? Cho nên những người nghiên cứu học vấn quý ở chỗ có sự lựa chọn.

—————————–

[1] Nguyên văn là: Bất phẫn bất khải, bất phi bất phát. Cử nhất ngung nhi bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã. Nghĩa là: (Dạy dỗ học sinh) không tới lúc họ gắng sức cầu lấy hiểu mà chưa hiểu được thì không gợi ý vạch rõ. Không tới lúc họ muốn, phải nói ra mà chưa thể nói ra được, thì không dắt dẫn khêu gợi. Dạy cho họ biết một phương hướng mà họ không thể suy biết ba phương hướng khác thì không dạy họ nữa.

Nguồn: Trích sách “Những lời dạy của bậc thánh hiền: CẦU HỌC”, Dương Thu Ái – Nguyễn Kim Hanh biên soạn, tr. 515-519.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *