MỘT SỐ KHÍA CẠNH VỀ LƯƠNG TÂM TRONG THẦN HỌC LUÂN LÝ CỦA THÁNH ANPHONGSÔ (PHẦN I)

ĐIỀU 4

Tuân theo lương tâm sai lm kh thng.

Do đó, một người tuân theo lương tâm sai lầm khả thẳng luôn phạm tội, dù làm theo hoặc làm ngược lại với lương tâm đó. Người ta phạm tội do hành động chống lại nó (nghĩa là chống lại lương tâm], vì chọn một điều xấu được đánh giá là xấu. Hiển nhiên người ta cũng phạm tội khi hành động theo lương tâm như vậy, vì khi có thể và cần phải khắc phục sai lầm lại không loại bỏ nó và cố tình thực hiện hành vi cách vô trách nhiệm.

ĐIỀU 5

Tuân theo lương tâm sai lm bt kh thng

Thứ đến, chúng tôi khẳng định rằng một người tuân theo lương tâm sai lầm bất khả thắng không phạm tội do đã hành động phù hợp với lương tâm mình.

Thật vậy, người ta có nghĩa vụ tuân theo lương tâm trong mọi hoàn cảnh. Đây là lý lẽ cho cả hai loại vô tri. Người ta không phạm tội, vì dù hành động tự nó có thể không tốt, nhưng nó được xem là tốt theo lương tâm của người hành động. Người ta nhất định phải tuân theo lương tâm như vậy (là chuẩn mực gần) bất cứ khi nào nó bảo người ta hành động như thế.

Điều tốt được tọa nên bởi sự toàn vẹn của các yeus tố, điều xấu được tạo ra bởi bất kỳ khuyết điểm nào. Do đó, một điều là xấu do bản chất thực sự xấu hoặc được xem là xấu. Để gọi là tốt thì phải tốt theo hai nghĩa.

ĐIỀU 8

Vô tri bt kh thng v các gii lut t nhiên

Câu hỏi trước tiên: Liệu lương tâm có thể vô tình không biết gì về các giới luật của luật tự nhiên không? Câu trả lời là có thể có. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp các kết luận trung gian và các kết luận khác có sự khác biệt nào đó so với các nguyên tắc ban đầu. Điều này không thể xảy ra trong trường hợp kết luận gần và trực tiếp (từ các nguyên tắc đầu tiên). Ví dụ như trường hợp lấy của người khác trái với ý muốn của họ… Đây là ý kiến thường được chấp nhận, như chúng ta sẽ chứng minh ở phần sau, trước và trên hết dựa trên thẩm quyền của Thánh Thomas. Chúng ta sẽ làm điều này trong chuyên luận thứ hai, Về Luật pháp, số 170.

ĐIỀU 9

Ham mun, hành vi và ti li

Câu hỏi thứ hai: Liệu lương tâm có thể bị coi là sai lầm bất khả thắng nơi một người có ước muốn thực hiện một điều xấu – ví dụ tà dâm – với đánh giá sai lầm rằng ước muốn tà dâm đơn giản không phải là tội trọng nếu trên thực tế, việc gian dâm không xảy ra?

Sanchez và Granado đề xuất điều này như một quan điểm khả tín hơn, khẳng định rằng người đó chỉ phạm tội chất thể. Lý luận của họ là: mặc dù người đó chọn một đối tượng xấu, anh ta vẫn tin tưởng cách bất khả thắng rằng ham muốn tự nó không gây hại gì cho Chúa. Tuy vậy, tôi sẽ không bao giờ coi ý kiến này là có thể chấp nhận. Tôi không bao giờ có thể tin rằng một ý kiến như vậy là đúng đắn. Điều đó như thể bảo rằng một người cố tình muốn thực hiện một hành động mà anh ta biết là xúc phạm Thiên Chúa có thể tin rằng Chúa không bị xúc phạm nên mình không có tội. Một người như thế thực tế mong muốn thực hiện điều mà anh ta biết chắc rằng sẽ khiến anh ta xa rời Thiên Chúa.

Tuy nhiên, bạn có thể nói: Làm thế nào một người có thể phạm tội trọng do ham muốn của mình nếu anh ta không biết gì về ác ý của nó? Đây là câu trả lời của tôi: mặc dù có thể cho rằng người đó không biết sai trái của hành động bên trong, anh ta chắc chắn nhận ra sự xấu xa của hành động bên ngoài. Do đó, nếu một người muốn thực hiện một hành vi được xem là xấu xa, thì người đó có thể được miễn tội theo cách nào? Mọi người có thể biện phân nhờ ánh sáng của lý trí rằng họ phải vâng lời Thiên Chúa. Vì vậy, khi một người cố tình muốn làm điều gì đó mà anh ta biết Thiên Chúa cấm, thì cùng lúc anh ta phải nhận ra rằng anh ta đang hành động cách sai lầm. Mặc dù cho rằng không có tội, do anh ta nghĩ rằng chỉ có hành động bên ngoài là có tội, nhưng trên thực tế người đó đã phạm tội rồi. Anh ta muốn từ chối vâng phục Thiên Chúa, lúc anh ta đang suy tính như thế thì tội đã hoàn thành.

Bạn có thể tiếp tục cho rằng nhiều người ở nông thôn không chấp nhận điều này về trường hợp của những ham muốn vô luân. Họ tin rằng chỉ là tội lỗi khi hành động bên ngoài được hoàn thành. Câu trả lời của tôi là những người như vậy hoàn toàn bị lừa dối khi tin rằng họ không bị ràng buộc phải thú nhận những tội lỗi chưa hoàn thành trong hành động. Do đó, cha giải tội thận trọng phải đánh giá rằng khi một người đồng ý phạm tội, thì người đó thực sự đã phạm tội rồi. Người đó đang quay lưng lại với Thiên Chúa với một ý muốn sai trái. Theo quan điểm này, tôi cùng với các chuyên gia gần đây cho rằng ý kiến ngược lại là không đủ khả tín.

ĐIỀU 10

Lương tâm lưỡng lự (perplexed conscience)

Chúng tôi tiếp tục trình bày một loại lương tâm khác. Lương tâm lưỡng lự khi một người bị mắc kẹt giữa hai giới luật. Người đó tin rằng dù chọn điều nào anh ta vẫn phạm tội. Lấy ví dụ, trường hợp của một người khai man trước tòa để bảo vệ tính mạng của nguyên đơn. Một mặt, anh ta băn khoăn vì luật Thiên Chúa cấm làm chứng gian. Mặt khác, bị hướng dẫn sai, anh ta cảm thấy bị ràng buộc bởi luật bác ái đối với người hàng xóm. Người đó không biết phải làm gì. Việc cần phải hành động thế nào trong hoàn cảnh này có thể được trả lời theo cách sau đây. Nếu có thể trì hoãn không hành động, anh ta nhất định phải hoãn lại để tìm lời khuyên của những người có hiểu biết. Trên thực tế, nếu không thể trì hoãn, anh ta nhất định phải chọn một điều xấu ít hơn, phải chọn không vi phạm luật tự nhiên hơn là chọn không vi phạm luật thiết định của con người. Tuy nhiên, nếu người đó không thể xác định được điều nào có thể là xấu ít hơn, thì dù chọn thế nào đi nữa, người đó cũng không phạm tội. Lý do là, trong những tình huống như vậy, không có sự tự do cần thiết để có thể phạm tội trọng.

ĐIỀU 11

Lương tâm bối rối (scrupulous conscience)

Sau cùng, chúng tôi bàn đến lương tâm bối rối. Cần bàn thảo về tình trạng này nhiều hơn. Lương tâm bối rối là lương tâm, vì một động cơ ngớ ngẩn và vô lý, hối nhân thường sống trong nỗi sợ hãi về tội trong khi thực tế chẳng có tội lỗi gì.

Những dấu hiệu của một lương tâm bối rối: (a) Bướng bỉnh trong phán xét. Người bối rối thường từ chối lời khuyên của những người khôn ngoan hơn. Đi hỏi ý kiến khắp nơi nhưng không nghe ai cả. Thật vậy, càng nghe nhiều ý kiến, người ấy càng trở nên bối rối. (b) Thường xuyên thay đổi phán đoán vì những lý do không đâu. Kết quả là, luôn do dự trong hành động và mất phương hướng về tinh thần, đặc biệt đối với các hành động bên ngoài như cử hành thánh lễ, đọc kinh, hoặc lãnh nhận các bí tích. (c) Có những ý kiến phi lý về nhiều trường hợp đã hoặc có thể có trong một hành động nào đó. (d) Sợ tội trong mọi chuyện, nhưng chống lại mọi hướng dẫn khôn ngoan và thậm chí chống lại sự phán xét của bản thân. Hậu quả là người bối rối không bao giờ hài lòng với chỉ dẫn của cha giải tội, và thường tìm người khác để hỏi cùng một vấn đề. Lo lắng liệu lương tâm có thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi khi làm theo lời người khác đã khuyên hay không.

ĐIỀU 12

Cách khắc phục tính bối rối (scruples)

Đây là những biện pháp áp dụng cho những người có lương tâm bối rối. Khi cha giải tội nhận thấy hối nhân là một người có lương tâm bối rối, ngài nên đưa ra những hướng dẫn sau: (a) Người đó cần khiêm tốn. Thực tế, tật bối rối bắt nguồn từ tính kiêu ngạo. (b) Hối nhân không nên đọc những sách vở gây bối rối, cũng như tránh nói chuyện với những người bối rối. (c) Hối nhân không nên trì hoãn việc xét mình, nhất là những điều họ quan tâm hơn cả. (d) Cần tránh sự nhàn rỗi, nơi tâm trí thường chứa đầy những ý tưởng lố lăng. (e) Phải phó thác mình cho Thiên Chúa ngay, để có được sự nâng đỡ trong việc tuân theo chỉ dẫn của vị linh hướng. Đây là điều quan trọng hơn cả. Trên thực tế, phương thuốc duy nhất có thể áp dụng cho những người bối rối là hoàn toàn phục tùng quyết định của bề trên hoặc của cha giải tội, như tất cả các tác giả, các nhà thần học và các bậc thầy tâm linh đều đồng ý.

Vì thế, những chỉ dẫn rất khôn ngoan trên sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc xoa dịu các lương tâm bị quấy rầy bởi sự bối rối, nếu cha giải tội thu hút được sự chú ý của họ. Natalis Alexander viết: “Để có thể đẩy lùi sự bối rối, người bối rối phải hành động chống lại chúng, với sự thận trọng và dưới sự phán xét của một vị linh hướng thánh thiện và uyên bác… Nếu ai đó có lương tâm quá tỉ mỉ hay nhẹ dạ cả tin, người đó cần làm theo lời khuyên của vị mục tử.”

Thánh Antoninus, đồng thuận với Gerson, xác nhận điều này:

Một người dứt khoát từ chối tin theo lời khuyên của bề trên và của những người thận trọng để loại trừ bối rối, thậm chí còn làm trái với lời khuyên của họ, sẽ phạm nhiều sai lầm. Nhiều người bị lừa dối về điều này vì sự ngây ngô, không phân biệt được giữa những điều đáng ao ước hơn của linh hồn và những điều chẳng đặng đừng phải cho phép.

Thánh Bernard có cùng quan điểm. Ngài nói với một trong những người sùng đạo bối rối của mình: “Bạn về đi, và nếu tin vào tôi bạn có thể ăn mừng.” Nhưng anh ta tự hỏi: “Liệu Bernard có phải là bề trên của tôi không! Thẳng thắn mà nói, điều tôi thấy đó là sự khôn ngoan thường của một bề trên và tôi không dám giao lương tâm của mình cho một người như vậy.”

Thánh Antoninus trả lời, một lần nữa dựa vào Gerson: Ai nói và hiểu như thế mất trí và sai lầm. Bạn không giao phó bản thân và ơn cứu rỗi của mình cho một con người chỉ vì anh ta cẩn trọng và được giáo dục tốt, thậm chí sùng đạo, mà bởi vì anh ta là bề trên của bạn… Vì lý do này, bạn không phục tùng một con người mà phục tùng Chúa. Hãy hết sức cẩn thận để trong khi tìm kiếm sự an toàn, bạn không để tự rơi vào cảnh khốn quẫn nguy hiểm của những phán đoán và giả định nghèo nàn.

Về điểm này, Thánh Philip Neri thường nói với các hối nhân của mình: “Những ai muốn tiến bộ trong đường lối của Chúa, hãy phục tùng một cha giải tội khôn ngoan, người mà họ sẽ vâng phục như thể vâng phục Chúa. Bất cứ ai hành động theo cách này sẽ được bảo đảm bởi có được sự biện minh cho hành động của mình.”

Ngài thường nói về việc tin tưởng cha giải tội vì Thiên Chúa sẽ không cho phép cha giải tội của bạn phạm sai lầm. Không có cách nào an toàn hơn là tuân thủ ý muốn của vị linh hướng khi bạn hành động. Không có gì nguy hiểm hơn việc tự định hướng cho bản thân khi bối rối đưa ra một phán xét cá nhân.

Tương tự như vậy, Thánh Francis de Sales, khi giải thích cách trở thành một vị linh hướng, đã viết dựa trên lời dạy của Chân phước Gioan thành Avila: “Không có cách nào tốt hơn để biết chắc rằng chúng ta đang đón nhận ý muốn của Thiên Chúa hơn là khiêm tốn vâng lời lời chỉ dẫn của một linh hướng,” Glossa xác nhận điều này: “Nếu thực sự nghi ngờ về một giới luật, người ta sẽ được miễn tội nhờ sự tốt lành của đức vâng lời, ngay cả khi thực tế đó là một giới luật tồi.” Điều tương tự được nói tới trong chương “Đổ lỗi cho điều gì, số 23, quyển 1”.

Thánh Bernard bảo: “Bất cứ ai hành động thay cho Thiên Chúa để hướng dẫn, thì điều người đó hướng dẫn phải được đón nhận như thế là điều làm đẹp lòng Thiên Chúa, điều đó phải được hoàn toàn chấp nhận như thế chính Thiên Chúa đã ra lệnh.”  Thánh Inhaxiô Loyola tuyên bố: “Hãy vâng lời trong mọi điều, nơi không thấy rõ tội lỗi, trong những vấn đề rõ ràng ở đó không có tội. Chân phước Humbert nói thêm: “Trừ phi điều cấp trên ra lệnh rõ ràng là xấu xa, nó phải được đón nhận như thể Thiên Chúa đã ra lệnh.” Chân phước Denis the Carthusian nhận xét: “Khi nghi ngờ… liệu có điều gì đó chống lại mệnh lệnh của Thiên Chúa hay không, hãy dựa vào mệnh lệnh của bề trên vì, dù điều đó có chống lại Thiên Chúa, dù vậy, đối tượng không phạm tội vì sự thiện của đức vâng lời”. Thánh Bônaventura lặp lại cùng một lời dạy.

Nguồn: Sách “Lương tâm trong thần học luân lý của thánh Anphongsô”, tr. 38-50.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *