Thần học online:
Bài 39: Sự tiến triển BTHG theo dòng lịch sử
Trong hai thế kỷ đầu, các tín hữu sống một đức tin nồng nhiệt, một đời sống luân lý khắc khổ trong thái độ chờ đợi ngày Chúa Quang Lâm.
Vào cuối thế kỷ thứ II sang đầu thế kỷ thứ III, Hội thánh được hưởng cảnh hòa bình tương đối, do vậy mà con số tín hữu ngày càng gia tăng. Nhờ được huấn luyện kỹ lưỡng ở giai đoạn dự tòng, đời sống các Kitô hữu bình an, không có nhiều vấn đề nổi cộm.
Hậu bán thế kỷ III, Hội thánh phải đối diện với cơn bách đạo của các Hoàng đế Decius (250-251) và Valêriô (257-258); một số tín hữu bị ép buộc phải dâng hương tế thần; lúc này, một cuộc tranh luận đã nổi lên chung quanh vấn đề những người đã “chối đạo”, Hội thánh phải xử sự thế nào đối với họ? Tha thứ hay tuyệt thông?
Thánh Cyprianô (tử đạo năm 258), với tư cách là giám mục đã dành cho mình quyền điều khiển kỷ luật xá giải, nại đến Tin mừng Mt 18,18. Năm 251, ngài quyết định cho những người đã sa ngã bỏ đạo được hòa giải lại với Hội thánh.
Như vậy, từ thế kỷ III, chúng ta có thể nói đến một nghi thức sám hối; nghi thức bao gồm: việc thú tội của hối nhân, cộng đoàn cầu nguyện cho hối nhân, thời gian dài để hối nhân đền tội, và cuối cùng được giám mục giao hoà.
Từ thế kỷ IV, kỷ luật hòa giải của Hội thánh được thiết lập, với hai hình thức thống hối công và thống hối tư.” (trích Từ cạnh sườn bị đâm thâu, trang 298-299).
[youtube]OarSxI15oxk[/youtube]