Nghịch lý của tác phẩm chí tôn ca, không phải là Blamon Ấn Độ được kết hợp hiệu quả và hợp với quan niệm Vệ Đà của quân xâm lăng Àryan – mười tám chương này trình bày đan xen giữa hai truyền thống trong khoảng mười thế kỷ chi phối tư tưởng Ấn Độ.
Đặc điểm của Àryan là phân đôi về lý thuyết, logic và nhấn mạnh sự khác biệt giữa đơn từ sống và vật chất. Qui trình sống là kết hợp giữa xâm nhập của các nguyên lý hoàn toàn trái ngược nhau – sự pha trộn lâu dài của chúng xẩy ra sinh sản và phân hủy liên tục. Sự liên kết được so sánh với sự pha trộn với qủa cầu nóng đỏ là kết quả của trạng thái gần và nó không thích hợp với hai nguyên lý này. Chúng được hiểu là sự khác biệt, đối lập thực chất là tách rời và quay trở lại là nguyên thủy. Thực tế, chúng là học thuyết của chủ nghĩa khổ hạnh để tách biệt hai nguyên lý xung khắc nhau và qui trình của sự sống dừng lại. Lý tưởng chính của Đức hạnh là tẩy uế, tinh luyện để đạt được bất động tuyệt đối sự tinh khiết như pha lê – chứ không phải là bất tận của đời sống vì qui trình tự nhiên là không thanh sạch. Ý chí giúp ta tẩy sạch tất cả cho dù nó nằm bất cứ nơi đâu, môi trường nào.
Tương phản với nó là khẳng định, sự sôi nổi, dự dội và vui mừng của Thánh ca Vệ Đà về thực phẩm. Tu sĩ Blamon đưa vào Ấn Độ là sự nhấn mạnh hớn hở, nhất nguyên về sự thánh thiện của đời sống. Một sự khẳng định mạnh mẻ, kiên định Một Vật luôn luôn hiện diện như hai. Chúa của thực phẩm định: “Ta là cả hai” bao gồm: sức sống và vật chất. Sự tẻ nhạt của chúng bắt nguồn quan niệm trừu tượng giới trí thức và khôn chuyển trở lại bằng thực tại vì chúng tạo ra sự khác biệt, đưa ra định nghĩa và sự phân biệt. Tuyến bố: “có sự khác biệt”, chỉ là có trí năng hoạt động. Vậy, tư tưởng tự thân trí năng vượt quá nếu thực tại sẽ đạt tới. Logic là sự trợ giúp nhưng lại là công cụ không phù hợp, không hoàn hảo về sự hiểu biết cuối cùng. Một Vật là thực tại đầu tiên, cuối cùng và duy nhất.
Nền móng nhận thức về siêu việt, hợp nhất tất cả, tư tưởng của Blamon phù hợp với việc lôi cuốn. Chí Tôn Ca là văn kiện kinh điển giai đoạn đầu của việc điều chỉnh. Giáo huấn là học thuyết bí truyền nhưng trở thành tuyên bố khắp nơi ghi nhớ và phổ biến nhất là nguyên tắc của đời sống tôn giáo Ấn Độ. Một bản gồm mười tám chương đưa vào Maharata tại điểm trình diện anh hùng ca nơi hai đại quân sắp xung trận. Vô số mâu thuận do các nhà Phương Tây đem ra nhưng với hiểu biết của Ấn Độ, mâu thuận hoàn toàn có giá trị được mô tả mối quan hệ hữu nghị lớn và ngoài ra sẵn sàng quyết định Một trong tất cả. Chiến binh của hai đoàn quân Maharata giàn hàng đối nghịch nhau và tất cả dàn hàng chiến trận. Lãnh đạo Pandavas là Arguna nhờ mình đưa người vào giữa chiến trận nhìn qua một lượt và ông đã nhìn thấy những người thân thiết, láng giềng. Ông suy có nên cho trận chiến đánh hay không? Đây là trận đánh hào hùng nhất của Ấn Độ và được đặt tên là Chí Tôn Ca, người đánh xe là vị thần Krsna thần của Đấng sáng tạo. Vị thần là người được ví như là người giáng trần cứu chuộc nhân loại, giết yêu ma, vị anh hùng sử thi, là bông hoa đẹp nhất trong thời sử thi về tinh thần thượng võ Hindu. Krsna là người tư vấn trận chiến và con người muốn cho nhân loại học thuyết cứu rỗi trần thế, là “Yoga của hành động vị tha” và phục tùng và hiến dâng cho Chúa. Một học thuyết khó hiểu được nhấn đi nhấn lại nhiều lần nhưng không thể tưởng tượng được, không thay đổi, không rõ ràng, có nhiều nhận định khác nhau: Người thì nói Ngã này giống vật kỳ diệu, người khác nghe, biết Nó là kỳ diệu nhưng không ai hiểu biết Nó là gì cả.
Cuộc đối thoại được mô tả bằng thuật ngữ, đơn giản và sinh động. Arjuna: “Hỡi Đấng bất di bất dịch, xin đặt xe ngựa tôi giữa hai đạo quân, để trong khoảng khắc của trận chiến đang đe dọa này, tôi có thể trông thấy được… Nghe xong, Krsna đánh xe chiến mã có một không hai vào giữa hai đạo quận…và khi lời nói thần thánh của Thượng Đế rót vào tai, vào tim ông, ông cảm thấy dễ chịu trước những lời huyền bí đúng sai. (Chí Tôn Ca 1.21-47).
Ngã không sợ thay đổi và không quan tâm mặt Nã của mình từ trẻ đến già và chết đi. Đối với Ngài không có sự chết, không có biến đổi và không có nguyên nhân đau khổ. “Vụ khí không chiếm được Ngài, lửa không đốt cháy được Ngài, hoặc gió không làm cho Ngài khô kiệt. Ngài bất biến, có mặt khắp nơi, ổn định, không lay chuyển được, và vịnh cửu.” (Chí Tôn Ca 2.23-24). Ngài vượt quá sự kiện, không có biến đổi và không có nguyên nhân đâu khổ, “Bạn cảm thấy thương xót nơi không có chỗ thương xót,…chưa bao giờ có thời gian khi tôi và bạn đều không hiện hữu, và cả hoàng thân này nữa. Cũng không có ngày mà kể từ đó chúng ta ngừng hiện hữu.” (Chí Tôn Ca 2.23-24).
Chúa hành động qua thế giới vĩ mô, vi mô trong hình thức Ngài hiện thân. Krsna nói: “Không có gì trong Ba mà ta cần phải làm, cũng không có bất kỳ điều gì mà Ta không dành được và có thể dành được, nhưng Ta tham gia vào hoạt động. Nếu Ta làm như thế mà không nghĩ ngơi người Ta sẻ noi gương Ta,…” (Chí Tôn Ca 3.22-25).
Giả định rằng, khi được phú cho một thân xác người ta có thể không mắc vào chứng nghiệp chướng, một ảo tượng hão huyền. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tránh được chúng nếu chúng ta sống bằng cách hy sinh tuyệt đối. “Con người không được từ bỏ hoạt động mà vì nó con người được sinh ra, ngay cho dù điều này đi kèm với sự ác; vì mọi nhiệm vụ được bao phủ bởi sự ác, như lửa được bao phủ khói.” (Chí Tôn Ca 18.48).
Bình diện của trái đất là lĩnh vực của sự không hoàn thiện. Từ định nghĩa này, sự hoàn thiện, sự thanh khiết không vết nhơ, đạt được khi thoát khỏi lĩnh vực hiển nhiên của guna. Còn bổn phận và đời sống con người được sinh ra, đó là những thứ bám víu vào. “Nhiệm vụ và bổn phận của riêng người này, dù không có giá trị và không có phẩm chất vẫn tốt hơn bổn phận hoàn hảo của người khác. Ai thực hiện các hoat động được sai khiến với phẩm chất bẩm sinh không phải chịu vết nhơ.” (Chí Tôn Ca 18.47)
Mặc dù họ được sinh ra trong đẳng cấp thấp hèn thì họ cũng phải thừa hưởng. Nhờ thực hiện công việc ở mức độ tốt nhất thì người đó trở thành một thành viên hoàn hảo và có đạo đức xã hội.
Krsna tuyên bố lý thuyết của Chí Tôn Ca, không phải xuất hiện như một người thầy mà một tấm gương sáng. Ông nói: “Tuy ta không được sinh ra, tuy Ngã của Ta không bị thay đổi, tuy Ta là Chúa của Thần thánh của mọi hữu thể hay hư nát,…Ta trở thành hữu thể nhất thời giữa các tạo vật dễ hư nát trong mỗi thời kỳ của thế giới.” (Chí Tôn Ca 4.6-8).
Theo quan điểm của Hindu, cách Chúa đi vào trong cuộc xung đột của vụ trụ không phải là sự đi vào duy nhất gây kinh ngạc của thực chất kinh nghiệm đi vào một hỗn độn của những thói tục, mà là biến cố nhẹ nhàng phù hợp với nhịp đập của thế giới.
Sự nhập thể được trình bày trong thần thoại Ấn Độ như nảy sinh phần tử nhỏ bé, bản chất siêu trần của Thượng đế. Quan điểm và chủ nghĩa tư tưởng của Hindu về màyà của vụ trụ được thế giới vĩ mô được xây dựng thiên niên kỷ cao, con người được chấp nhận các quyền lực, hoạt động và quan hệ về hữu thể siêu phàm. Chúng ta không chịu giảm bớt mà còn mở rộng bản chất con người. Đối với Chúa cũng như thế, Chúa cũng đổ tràn lực màyà sáng tạo. Bản thân tâm linh con người chúng ta cũng giảm bớt tỏa ra sức mạnh giác quan của cửa ngọ các cơ quan cung cấp, sao chép chúng chính xác theo bản chất tế vi của riêng nó. Do đó, về mặt này con người là bản sao vị mô, nguyên lý sáng tạo của vụ trụ bằng cách định hình biểu diễn qua hình thái nhất thời, biến cố gây hoang mang, và trong từng trường hợp đó nó không giảm bớt dù ít nhất. Còn, thế vi mô – vĩ mô được mô tả trong Sàkhya dưới sự tương tác của ba thành phần phẩm chất của prakrrti, gọi là guna.
Con sông vô minh mênh mông và xúc cảm đam mê là dòng sông nguy hiểm Đấng cứu thế có thể đưa mọi người vượt qua được. Đức Phật vượt qua sông bằng cách đi bộ trên sông và trí tuệ của Ngài được biết là “Trí tuệ đã sang đến Bến Bờ Khác”. Đấng cứu thế của phái đại thừa được trình bày như con chiên mã có cánh có tên là “Mây” mang tất cả những ai đến bến bờ tư do giác mộ. Câu chuyện trong ngụ ngôn khôi hài kinh Phật mang tên Kàrandavyùha mô tả Áng Mây biểu thị như một toán người gồm những thương gia đắm tàu trên đường tới Đảo Châu Báu và rơi vào tay của những người phụ nữ quyến rủ và họ muốn cầu cứu để giải thoát họ khỏi những người phụ nữ ấy.
Thân xác dễ hư nát – đơn tử – sống không thể hủy diệt, mà theo giáo thuyết Sàkhya được xem là lõi hạt mầm – sống trong mỗi cá nhân sống – theo hệ thống phức hợp của Chí Tôn Ca chỉ là một phần của hữu thể Thánh tối cao mà nó đồng nhất về bản chất. Vì thế bằng đòn táo bạo nhất nguyên luận của Blamon và nhị nguyên luận của Sàkhya vô thần, hai giáo huấn được mô tả từ hai quan điểm của thực tại. Krsna tuyên bố: “Một phần chính Ngã của Ta, cái bất diệt, trở thành đơn tử – sống trong lĩnh vực đơn tử,…những người trông thấy Ngài là những người có con mắt trí tuệ” (Chí Tôn Ca 15.7-10). Chủ nhân của thân xác, sống trong thân xác của tất cả, ngàn đời không thể hủy diệt được: do đó không được đau buồn cho bất kỳ tạo vật nào” (Chí Tôn Ca 3.30).
Chủ thuyết đặc biệt của Chí Tôn Ca là Karma Yoga thể hiện vị tha của Trần tục, nhưng không phải con đường duy nhất dẫn đến chủ quyền của Ngã thần Thánh. Ông hiện thân của chiến binh hữu thể tối cao thể hiện nhiều cách khác nhau phù hợp với mọi người khác nhau. Thời của Vệ Đà của Chí Tôn Ca phong cách thờ phượng không còn ưu thế nữa, biết rằng từ lâu nó thánh hóa bởi truyền thống nhưng khá nặng nề và lạc hậu. Theo quan điểm của Ấn Giáo, Hữu thể Tối cao không còn muốn lôi kéo mọi người ngay lập tức vào lĩnh vực siêu phàm và cũng không quảng bá chúng. Nhưng Ngài đón nhận và hiểu rõ từng loại đức tin và hệ thống tôn giáo, “Bất cứ điều gì tín đồ tìm kiếm để thờ phụng, bất cứ hình thức thần thánh nào với đức tin nhiệt thành thì Ta sẽ làm cho đức tin vững vàng…Tuy nhiên, hữu hạn là thành quả của người có ít hiểu biết: người thờ cúng các thần sẽ đến với các thần, nhưng các tín đồ của Ta sẽ đến với Ta.” (Chí Tôn Ca 7.21-23).
Krsma thánh dạy qua Chí Tôn Ca là loài “trung đạo”. Một mặt người sùng đạo tránh những cực đoan bám vào lĩnh vực hành động là thành quả, mặt khác cực đoan tiêu cực của sự kiêng khem không đem lại kết quả dẫn đến sự kéo dài của địa ngục, sự hấp tấp và vô ích. Tuy nhiên, cách thức mà Karma Yoga không phải là phương tiện duy nhất; nó có thể được bổ trợ và bổ sung bởi các phương cách truyền thống của Bhaki Yoga phong cách sùng bái hiện hình, danh xưng hoặc một nhân cách hóa nào đó con người yêu mến. Có hai loại Karma Yoga dẫn đến cùng một mục đích: trước hết là tu tâm dựa vào khuôn mẫu của Sàkhya phân biệt được guma và Ngã, hai là tu đức tuân theo Thượng Đế. Bên cạnh đó, trí tuệ khuây khỏa, khai sáng của Karma được tóm gọn trong câu, “từ Ta mà mọi vật xuất hiện” (Chí Tôn Ca 9.29).
Do vậy, Chí Tôn Ca, “con đường hiến tế” trong Vệ Đà phương cách Blamon bị bỏ lại phía sau, sức mạnh Thần thánh nhờ vào phép lễ nghi và hiến tế tinh tế bị nghi ngờ ủng hộ tri thức tâm linh và tâm trí thuần túy, sức mạnh giải thoát của trí thức này ca tụng bằng các thuật ngữ cao nhất. “Lễ nghi hiến tế cốt ở chỗ tri thức thì trội vượt hơn hiến tế được tạo ra bằng của lễ vật chất, vì mọi hoạt động đều đạt tới đích trong trí thức.” (Chí Tôn Ca 4.36). Vị trí của Chí Tôn Ca cốt ở chỗ vị trí kề nhau và kết hợp mọi di sản tôn giáo phức tạp ở Ấn Độ, còn Sàkhya một dạng Blamon hóa nhị nguyên về đời sống và vật chất Àryan. Cả hai được đưa ra là để đạt tới thuyết đa nguyên của đơn tử – sống được chấp nhận quan điểm sơ bộ, nhưng thuyết Vệ Đà cũng vẫn như cũ. Như thế thì cũng cần đến lòng thành của cá nhân và hướng nội hơn. Cuối cùng mục đích rèn luyện là tri thức, phương cách là hướng nội tuyệt đối. “Ở một nơi sạch sẽ thiết lập một chỗ ngồi vững chắc, không cao cũng không thấp,…Do vậy khi luôn giữ cho trí tuệ kiên định, các hành giả có được tâm trí lắng dịu sẽ đạt tới bình an trú ngụ trong Ta – bình an lên đến cực điểm trong cỏi Niết bàn.” (Chí Tôn Ca 6.11-150)
Còn trạng thái trên trái đất của người đạt tới: “Người vừa là bạn bè vừa là kẻ thù, giống như đối mặt với danh dự và ô nhục, giống như nóng lạnh, trong khoái lạc và đau khổ,…” (Chí Tôn Ca 12.18-19). “Người ngồi lạnh đạm, và không bị khích động bởi các guna,…Người vẫn bất động không chuyển hướng – được coi là được vượt xa khỏi các guma.” (Chí Tôn Ca 14.23-25), và “Người thấy được Thượng Đế Tối Cao cư ngụ giống nhau trong mọi vật vô thường, Đấng Bất diệt trong mọi vật hư nát – người đó thấy thực sự. Và khi người đó thấy được nhiều vật khác nhau cùng tập trung trong Đấng Duy nhất, mở rộng từ Đấng đó, người đó trở thành bràhman.” (Chí Tôn Ca 13.27, 30).
Phêrô Trần Văn Tú, triết II