Video: Diễn văn từ biệt của Đức Thánh Cha tại phi trường Philadelphia
VietCatholic Network
Sau hai ngày bận rộn nhưng rất vui ở Philadelphia, đã có một sự im lặng nặng nề ngắt quãng bởi những giọt nước mắt lặng lẽ khi Đức Thánh Cha Phanxicô vẫy tay chào đám đông dân chúng tiễn ngài tại phi trường quốc tế Philadelphia để đáp chuyến bay trở về Rôma.
Trong bài phát biểu ngắn gọn bên trong một nhà chứa máy bay của hãng hàng không Atlantic, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết chuyến thăm của ngài tới Hoa Kỳ là “những ngày đầy ân sủng lớn lao”. Ngài nói:
Những ngày bên anh chị em ngắn ngủi quá. Nhưng đó là những ngày đầy ân sủng lớn lao đối với tôi, và tôi cầu nguyện cho anh chị em. Hãy biết rằng tôi chuẩn bị ra đi với một trái tim đầy lòng biết ơn và hy vọng. Tôi biết ơn tất cả anh chị em và nhiều người khác đã làm việc rất chăm chỉ để làm cho chuyến viếng thăm của tôi có thể thực hiện được, và để chuẩn bị cho Đại Hội thế giới về gia đình. Một cách đặc biệt tôi cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Chaput và Tổng Giáo Phận Philadelphia, chính quyền dân sự, các tổ chức, và tất cả các tình nguyện viên cũng như các nhà hảo tâm đã cùng giúp đỡ dù ít dù nhiều.
Tôi cũng xin cảm ơn các gia đình đã chia sẻ chứng từ của họ trong cuộc gặp gỡ. Thật không phải là dễ dàng để nói một cách cởi mở về hành trình trong đời của mình! Nhưng sự trung thực và khiêm nhường trước mặt Chúa và trước mỗi người chúng ta đã cho thấy vẻ đẹp của cuộc sống gia đình trong tất cả sự phong phú và đa dạng của nó. Tôi cầu nguyện rằng những ngày cầu nguyện và suy niệm về tầm quan trọng của gia đình đối với một xã hội lành mạnh sẽ truyền cảm hứng cho các gia đình tiếp tục phấn đấu cho sự thánh thiện và xem Giáo Hội như một bạn đồng hành thường xuyên của họ, dù bất cứ thách thức nào mà họ có thể gặp phải. Vào cuối chuyến thăm của tôi, tôi cũng xin cảm ơn tất cả những ai đã chuẩn bị cho chuyến viếng thăm tại tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn và New York.
Tôi đặc biệt xúc động khi tuyên Thánh cho Chân Phước Junipero Serra, là người đã nhắc nhở tất cả chúng ta về ơn gọi của mình như những môn đệ truyền giáo, và tôi cũng rất xúc động khi đứng cùng với anh chị em của các tôn giáo khác tại Ground Zero, là nơi mạnh mẽ nói lên mầu nhiệm sự ác. Tuy nhiên, chúng ta biết chắc chắn rằng cái ác không bao giờ có tiếng nói cuối cùng, và rằng, trong kế hoạch từ bi của Thiên Chúa, tình yêu và hòa bình sẽ khải hoàn trên tất cả. Thưa ngài Phó tổng thống, tôi xin ngài lặp lại lòng biết ơn của tôi với tổng thống Obama và các thành viên của Quốc hội, cùng với sự bảo đảm về lời cầu nguyện của tôi cho người dân Hoa Kỳ.
Mảnh đất này đã được chúc phúc với những ân sủng to lớn và những cơ hội. Tôi cầu nguyện rằng tất cả các bạn có thể là những người quản lý tốt và quảng đại nguồn nhân lực và vật lực đã được tin tưởng giao phó cho các bạn. Tôi cảm ơn Chúa vì tôi đã có thể chứng kiến đức tin của dân Chúa ở đất nước này, được biểu hiện trong những khoảnh khắc chúng ta cầu nguyện chung với nhau và được minh chứng trong cơ man những công việc của các tổ chức từ thiện.
Chúa Giêsu nói trong Kinh Thánh: “Quả thật, Ta bảo các ngươi, khi các ngươi làm như thế cho một trong những người anh em bé mọn của Ta, là các ngươi đã làm cho Ta”. Chăm sóc của các bạn dành cho tôi và sự chào đón hào phóng của các bạn là một dấu chỉ của tình yêu các bạn đối với Chúa Giêsu và niềm tin vào Ngài. Điều đó cũng đúng như vậy khi các bạn chăm sóc cho người nghèo, người bệnh, người vô gia cư và những người nhập cư, khi các bạn bảo vệ sự sống ở mọi giai đoạn, và dành quan tâm cho cuộc sống gia đình. Trong tất cả những điều này, bạn nhận ra rằng Chúa Giêsu đang ở giữa bạn và chăm sóc của bạn đối với tha nhân là chăm sóc cho chính Chúa Giêsu.
Khi tôi ra đi, tôi xin điều này cùng tất cả anh chị em, đặc biệt là các tình nguyện viên và các nhà hảo tâm đã cùng giúp đỡ cho Đại Hội thế giới về gia đình: xin đừng để cho nhiệt tình của anh chị em đối với Chúa Giêsu, Giáo Hội của mình, gia đình của chúng ta, và gia đình rộng lớn hơn của xã hội bị tàn lụi. Cầu xin cho những ngày chúng ta cùng bên nhau đem lại những hoa trái lâu dài, lòng quảng đại và sự chăm sóc cho những tha nhân được tiếp tục lâu bền! Như chúng ta đã nhận được dư dật từ Thiên Chúa – những ân sủng được ban cho chúng ta cách nhưng không, và không phải do công trạng gì của chính chúng ta – vì vậy, hãy đáp lại bằng cách trao ban cho tha nhân nhưng không.
Các bạn thân mến, tôi ôm lấy tất cả các bạn trong Chúa và tôi phó thác các bạn cho sự chăm sóc từ mẫu của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Bổn Mạng của Hoa Kỳ. Tôi sẽ cầu nguyện cho các bạn và gia đình, và tôi yêu cầu anh chị em, xin vui lòng cũng cầu nguyện cho tôi. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả các bạn. Xin Chúa phù hộ nước Mỹ!
Bài giảng của Đức Thánh Cha với các giám mục, linh mục và tu sĩ Pensylvania,
tại Nhà Thờ Chính Tòa Các Thánh Phêrô Phaolô
Sáng nay, tôi học được môt điều liên quan tới lịch sử Ngôi Nhà Thờ Chính Tòa này: một lịch sử đàng sau những bức tường cao và các cửa sổ của nó.Tuy nhiên, tôi dám nói rằng lịch sử Giáo Hội tại thành phố này và tại Tiểu Bang này thực sự là một lịch sử, không phải chỉ về việc xây dựng các bức tường mà còn cả về việc hạ chúng xuống nữa. Đó là một lịch sử các thế hệ các người Công Giáo dấn thân nối tiếp nhau, những người đi tới các vùng ngoại vi để xây dựng các cộng đồng thờ phượng, giáo dục, bác ái và phục vụ xã hội nói chung.
Lịch sử này thấy rõ trong nhiều đền thờ của thành phố này, và trong nhiều nhà thờ giáo xứ; những tháp cao và tháp chuông của chúng làm bằng chứng cho sự hiện diện của Thiên Chúa giữa lòng các cộng đồng của ta. Lịch sử này thấy rõ nơi các cố gắng của mọi linh mục, tu sĩ và giáo dân này, những người, với lòng tận tụy, suốt hơn hai thế kỷ qua, đã chăm sóc nhu cầu thiêng liêng cho người nghèo, di dân, người bệnh và tù nhân. Và lịch sử này thấy rõ nơi hàng trăm trường học nơi các tu sĩ nam nữ dậy trẻ em tập đọc tập viết, tập yêu mến Thiên Chúa và công bố Người, và đóng góp, trong tư cách các công dân tốt, vào đời sống xã hội Hoa Kỳ. Tất cả các điều này là một di sản lớn lao mà anh chị em đã tiếp nhận được, và anh chị em đã được kêu gọi phong phú hóa và lưu truyền.
Phần lớn những người trong anh chị em đều biết hạnh Thánh Nữ Catherine Drexel, một trong các vị thánh vĩ đại của Giáo Hội địa phương ở đây. Khi ngài trình bầy nhu cầu các xứ truyền giáo lên Đức Giáo Hoàng Léon XIII, vị Giáo Hoàng, vốn rất khôn ngoan này, hỏi ngài: “Còn con, con sẽ làm gì?”. Những lời này đã thay đổi cuộc đời Thánh Catherine, vì chúng nhắc nhở ngài rằng dù sao, mỗi Kitô hữu nam hay nữ, vì phép rửa, đều đã tiếp nhận một sứ vụ truyền giáo. Mỗi người chúng ta đều phải hết lòng đáp lại lời kêu gọi của Chúa để xây dựng Nhiệm Thể Người là Giáo Hội.
‘‘Còn con?’’. Tôi muốn dừng lại ở hai khía cạnh của những chữ này trong ngữ cảnh sứ vụ đặc biệt của ta là thông truyền niềm vui Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội, bất luận chúng ta là linh mục, phó tế hay thành viên nam nữ của các viện sống thánh hiến.
Trước nhất, các chữ “Còn con?” đã được ngỏ với một người trẻ, một thiếu nữ với những lý tưởng cao đẹp, và chúng đã thay đổi đời sống cô. Chúng đã làm cô nghĩ tới trách vụ lớn lao cần phải chu toàn, và chúng đã dẫn cô tới chỗ hiểu ra rằng cô được kêu gọi dự phần vào đó. Ước chi người trẻ trong các giáo xứ của ta, trong các học đường của ta cũng có cùng những lý tưởng cao đẹp như thế, cùng một lòng quảng đại trong tinh thần và cùng một tình yêu đối với Chúa Kitô và đối với Giáo Hội như thế! Tôi xin đặt cho anh chị em một câu hỏi: Chúng ta có nên phát động thách đố này với họ không? Chúng ta có dành cho họ một chỗ đứng và giúp họ chu toàn sứ vụ của họ không? Chúng ta có tìm cách để họ có thể chia sẻ niềm hứng khởi của họ và các ơn phúc của họ với các cộng đồng của ta, nhất là qua các công trình bác ái và chăm sóc người khác? Chúng ta có chia sẻ niềm vui và niềm hứng khởi phục vụ Chúa của chúng ta không?
Một trong các thách đố lớn lao nhất mà Giáo Hội đang phải đương đầu vào lúc này là khuyến khích mọi tín hữu có được cảm thức trách nhiệm bản thân đối với sứ mệnh của Giáo Hội, và chuẩn bị để họ có thể đảm nhiệm trách nhiệm này trong tư cách môn đệ truyền giáo, trong tư cách men Tin Mừng trong thế giới ngày nay. Điều này đòi phải có tính sáng tạo để thích ứng với các thay đổi của hoàn cảnh, trong khi thông truyền di sản quá khứ không những bằng cách duy trì các cơ cấu và các định chế, là những điều vốn hữu ích, mà trước hết còn bằng cách mở lòng mình ra đón nhận những khả thể được Chúa Thánh Thần mạc khải cho ta và bằng cách thông truyền niềm vui Tin Mừng, hết ngày này qua ngày nọ và trong mọi giai đoạn đời ta.
‘‘Còn con?’’. Quả là tuyệt diệu khi những chữ của vị giáo hoàng già nua này được ngỏ với một nữ tín hữu giáo dân. Ta biết rằng tương lai của Giáo Hội, trong một xã hội đang biến đổi nhanh chóng, từ nay hằng đòi nơi người giáo dân một sự dấn thân tích cực hơn. Giáo Hội tại Hiệp Chúng Quốc đã luôn dành một cố gắng hết sức lớn lao cho việc dạy giáo lý và việc giáo dục. Ngày nay, thách đố của ta là xây dựng trên các nền tảng vững chắc này và khuyến khích cảm thức hợp tác và trách nhiệm chung vào việc lên kế hoạch cho tương lai các giáo xứ và các định chế của ta. Điều này không có nghĩa từ khước thẩm quyền thiêng liêng mà ta vốn được trao phó; nhưng đúng hơn, điều này có nghĩa biện phân và sử dụng cách khôn ngoan các ơn đa dạng mà Chúa Thánh Thần vốn ban phát trên Giáo Hội. Cách đặc biệt, điều này có nghĩa biết đánh giá sự đóng góp lớn lao mà các phụ nữ, cả giáo dân lẫn tu sĩ, đã mang vào và tiếp tục mang vào đời sống các cộng đồng ta.
Anh chị em thân mến, tôi cám ơn anh chị em vì cung cách mỗi anh chị em dùng để đáp lại câu hỏi của Chúa Giêsu, Đấng đã linh hứng cho ơn gọi của chúng ta: “Còn con?”. Và tôi khuyến khích anh chị em đổi mới niềm vui, niềm thán phục trước cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa Giêsu này và rút ra được từ niềm vui này lòng trung thành và nghị lực đổi mới. Tôi nóng lòng chờ được hiện diện với anh chị em trong những ngày sắp tới và tôi xin anh chị em mang những lời chào âu yếm của tôi đến những ai không thể hiện diện với chúng ta, nhất là đến các linh mục, tu sĩ nam nữ cao niên, đang tham dự với chúng ta cách thiêng liêng.
Trong những ngày Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới này, tôi xin anh chị em, cách riêng, suy niệm về thừa tác vụ của ta cạnh các gia đình, cạnh các cặp đang chuẩn bị hôn nhân và cạnh giới trẻ. Tôi biết rằng trong các Giáo Hội đặc thù, nhiều người đã sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của gia đình và nâng đỡ họ trên đường đức tin. Tôi xin anh chị em sốt sắng cầu nguyện cho các gia đình và cho các buổi bàn luận tại Thượng Hội Đồng về Gia Đình sắp tới.
Với lòng biết ơn đối với tất cả những gì chúng ta đã nhận lãnh, và với niềm tin tưởng vững chắc trước tất cả các nhu cầu của ta, chúng ta hãy hướng về Đức Maria, Mẹ rất thánh của ta. Với tình yêu mẫu tử, ước chi ngài bầu cử cho Giáo Hội Mỹ Châu, để Giáo Hội này tiếp tục lớn mạnh trong việc làm chứng đầy tiên tri cho quyền năng đem lại niềm tin, niềm trông cậy và sức mạnh cho thế giới chúng ta, mà Con ngài vốn có trên thập giá. Tôi cầu nguyện cho mỗi người trong anh chị em và tôi xin anh chị em, vâng xin anh chị em vui lòng, cầu nguyện cho tôi.
Địa điểm kết tiếp, sau thành phố New York, trong chuyến tông du của ĐTC là thành phố Philadelphia.
ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ cùng với các giám mục, linh mục tại Nhà thờ Chính tòa Thánh Phêrô và Phaolô của giáo phận Philadelphia vào lúc 10h30 sáng ngày 26.09.2015 .
Từ rất sớm, người dân thành phố Philadelphia tụ họp trước Nhà thờ Chính tòa Thánh Phêrô và Phaolô để chờ ĐTC
Số khác cầm biểu tượng ‘Pope Emoji’ để chào đón ĐTC:
(Emoji được người Nhật sử dùng đầu tiên vào năm 1999 trên điện thoại di động. Dùng một hình ảnh đơn giản để minh họa cho cảm xúc, hay nhiều ý nghĩa thay vì chữ viết, lời nói…)
Kiểm soát an ninh chặt chẽ:
Chào đoán ĐTC tại sân bay:
Ca đoàn hát trong thánh lễ:
ĐTC bước vào Nhà thờ Chính tòa Thánh Phêrô và Phaolô:
Nhân đây, chúng ta cùng tìm hiểu lược sơ qua:
Vương Cung Thánh Đường Thánh đường Thánh Phêrô và Phaolô
Cathedral Basilica of Saints Peter and Paul
1723 Race St, Philadelphia, PA
(215) 561-1313
Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô và Phaolô là Nhà thờ Chánh toà của Tổng Giáo phận Philadelphia. Đức Tổng Giám Mục Francis Patrick Kenrick đã khởi xướng việc xây dựng nhà thờ tráng lệ này vào năm 1846, sau đó Đức Tổng Giám mục Wood hoàn tất việc xây cất vào năm 1864.
Với mặt tiền uy nghi tráng lệ, nhà thờ được thiết kế dạng mái vòm, cung thánh được trang trí công phu, dọc theo hai bên hành lang là tám nhà nguyện, gian chính có sức chứa 2.000 tín hữu, Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô và Phaolô là kiến trúc bằng đá nâu lớn nhất và là một trong các kiến trúc đáng chú ý nhất thành phố Philadelphia. Đây là nhà thờ Công Giáo lớn nhất ở bang Pennsylvania đã được liệt kê trong danh sách những địa điểm lịch sử quốc gia Hoa Kỳ vào năm 1971. Khách hành hương được mời tham dự phụng vụ, cầu nguyện riêng, và tham quan nhà thờ.
(x. http://thanhlinh.net/node/93981)
VIDEO ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ tại Công viên Madison Square, New York
Có khoảng 20.000 người cùng hiệp dâng thánh lễ với ĐTC.
Tường thuật ngày cuối ĐTC viếng thăm New York và sáng ngày đầu tiên tại Philadelphia
Sáng thứ bẩy 26 tháng 9 ĐTC bắt đầu chặng thứ ba trong chuyến công du Hoa Kỳ đó là viếng thăm tổng giáo phận Phialadelphia và tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình lần thứ 8.
Sau đây xin kính mời quý vị cùng chúng tôi theo dõi các sinh hoạt cuối cùng của ĐTC tại New York và sáng thứ bẩy tại Philadelphia.
Tại New York sau khi phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, lúc 11 giờ sáng thứ sáu 25 tháng 9 ĐTC đã đến thăm đài tưởng niệm Ground Zero, là nền cũ của Tháp Song Sinh, đã bị khủng bố, cháy và sập ngày 11 tháng 9 năm 2001.
Sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001 lúc 8 giờ 48 phút chiếc American Airline 11 đã đâm vào ngọn tháp phiá bắc. Rồi vào lúc 9 giờ 3 phút chiếc máy bay United Airline 175 đâm vào tháp phía nam. Vì sức nóng kinh khủng của xăng cháy, cấu trúc bằng thép của hai tháp sụp đổ làm cho vài dinh thự khác của Trung Tâm Thương Mại cũng bị sập theo, khiến cho 2.896 người bị thiệt mạng. Đây là số nạn nhân bị thiệt mạng cao nhất trong lịch sử các tai họa chết người tại Hoa Kỳ. Năm 2002 đã có cuộc thi tái thiết Tháp Song Sinh và kiến trúc sư Daniel Libensky đã thắng với dự án “Trung tâm thương mại mới”.
Công viên tưởng niệm rộng 33.000 mét vuông, gồm một đám rừng nhỏ có trồng 400 cây sồi trắng và hai thác nước nhân tạo lớn nhất Hoa Kỳ cung cấp nước cho hai hồ mỗi hồ rộng 4.000 mét vuông. Hai hồ này là dấu vết nền cũ của Tháp Song Sinh, có song chắn bằng đồng chung quanh, bên trên khắc tên của tất cả các nạn nhân của hai vụ khủng bố ngày 26 tháng 2 năm 1993, và vụ khủng bố Tháp Song Sinh ngày 11 tháng 9 năm 2001. Bên trong lòng của khu tưởng niệm có một viện bảo tàng trưng bầy hình ảnh và vết tích của các biến cố thê thảm ấy.
Tại đây lúc 11 giờ rưỡi sáng 25 tháng 9 đã diễn ra buổi cầu nguyện đại kết, với sự tham dự của các đại diện Ấn giáo, Phật giáo, đạo Sihk, Jain, Thổ dân, Do thái, Hồi giáo, và các Giáo Hội Kitô khác tại New York.
Xe chở ĐTC đã dừng gần phông ten nước phía nam, nơi ĐTC đã cùng với ĐHY Dolan đặt một vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân và chào 20 thân nhân của các nhân viên cấp cứu bị thiệt mạng. Sau đó hai vị đi vào bên trong Đài Tưởng Niệm, lấy thang máy lên lầu 4 có phòng khánh tiết. ĐTC bước lên bục nơi đã có 12 vị lãnh đạo các Giáo Hội Kitô và các tôn giáo khác chờ sẵn. Có vài trăm người tham dự buổi tưởng niệm đại kết này. ĐHY Dolan đã chào mừng và cám ơn sự hiện diện của mọi người. Ngài nói “người dân New York chúng con là những kẻ tội lỗi có nhiều thói xấu và phạm nhiều lỗi lầm, nhưng có một điều đã biết làm tốt: đó là xây dựng tình bạn chân thành và phong phú giữa các tôn giáo. Các vị lãnh đạo tôn giáo cùng nhau gặp gỡ, làm việc, cầu nguyện và phục vụ các tín hữu và thành phố.”
Tiếp đến là lời cầu nguyện của Rabbi Elliot Cosgrove, trưởng hội đường Do thái, và Imam Khalid Latif, tuyên úy Hồi giáo đại học New York. Rabbi Elliot nói: Tại nơi bạo lực đã bị vi phạm một cách sai lạc nhân danh Thiên Chúa các đại diện tôn giáo thế giới tụ họp để cống hiến các lời an ủi và cầu nguyện, để nhớ tới các nạn nhân vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 với tình yêu thương trìu mến và cầu nguyện cho linh hồn họ. Imam Latif nói: Những người tấn công nơi này lòng tràn đầy bất khoan nhượng và không biểu biết. Lòng can đảm của buổi tụ họp nhau hôm nay khiên cho chúng ta khác với những người chống lại tự do tôn giáo vì chúng ta cùng nhau đứng đây như anh em để lên án các hành động kinh khủng cùa bạo lực và vinh danh từng sự sống đã mất đi một cách vô điều kiện như vậy. Như chúng ta đọc trong sách Coran: “Mỗi sự sống mất đi giống như toàn nhân loại mất đi” và “mỗi sự sống được cứu giống như toàn nhân loại được cứu”. Đối với Thiên Chúa mọi sự sống đều thánh thiêng và quý báu. Nơi đâu những người khác thất bại, thì chúng ta hãy là những người nhắc nhớ ý niệm sự tạo dựng này của Ngài.
Rồi ĐTC đọc lời nguyện: xin Thiên Chúa của tình yêu, lòng thương cảm và hoà giải, trong sự nhân lành của Ngài, ban ánh sáng và hòa bình vĩnh cửu cho tất cả những người đã chết tại nơi đây… tất cả mọi người nam nữ vô tội, nạn nhân của thảm cảnh này, chỉ vì công việc và bổn phận của họ đã đưa họ tới đây ngày 11 tháng 9 năm 2001. ĐTC cũng xin Chúa chữa lành những người đau khổ vì các thương tích và bệnh tật, cũng như nỗi khổ đau của các gia đình còn đang thương khóc vì đã mất người thân.. Xin Chúa ban cho họ sức mạnh tiếp tục sống với lòng can đảm và hy vọng. Tiếp tục lời cầu nguyện ĐTC cũng nhớ đến những người đã chết hay bị thương, và những người đã mất người thân trong cùng ngày tại Ngũ Giác Đài và tại Shanksville bên Pennsylvania. Ngài nói tiếp trong lời nguyện: “Lậy Thiên Chúa của hòa bình, xin đem Hoà Bình của Chúa đến trong thế giới bạo lực của chúng con; hòa bình trong các con tim của mọi người nam nữ, hòa bình giữa các quốc gia của trái đất. Xin Chúa dẫn những người có tâm trí bị thù hận soi mòn về Con đường tình yêu của Chúa. Lậy Thiên Chúa của sự hiểu biết, bị đè nén bởi chiều kích lớn lao của thảm cảnh này, chúng con tìm ánh sáng và sự hướng dẫn của Chúa, trong khi chúng con đang đứng trước các biến cố kinh khủng như thế. Xin ban cho những người còn sống có thể sống làm sao để các mạng sống đã bị mất không mất đi một cách vô ích. Xin Chúa củng cố và an ủi chúng con, xin Chúa củng cố chúng con trong hy vọng, và ban cho chúng con sự khôn ngoan và lòng can đảm làm việc không biết mỏi mệt cho một thế giới, trong đó hoà bình và tinh yêu chân chính ngự trị giữa các quốc gia và trong con tim của mọi người”.
Lễ tưởng niệm tiếp tục với các lời suy niệm và cầu nguyện cho Hoà Bình của các đại diện Ấn giáo, Phật giáo, đạo Sikh, Kitô và Hồi giáo và các tôn giáo khác, rồi có lời cầu bằng tiếng Do thái cho các nạn nhân.
Nước mắt khóc thương mọi nạn nhân của bạo lực, tàn phá bất công trên toàn thế giới
Ngỏ lời trong dịp này bằng tiếng Tây Ban Nha, sau khi bầy tỏ các tâm tình và xúc động khi đứng tại nơi hàng ngàn người đã bị cướp mất mạng sống trong một khoảnh khắc của tàn phá vô nghĩa, và khi nhìn dòng nước chảy tại đài tưởng niệm, ĐTC nói:
Nước mà chúng ta thấy chảy về trung tâm trống rỗng, nhắc cho chúng ta nhớ tới tất cả các mạng sống đã ở dưới quyền lực của những người tin rằng sự tàn phá là phương thế duy nhất để giải quyết các xung khắc. Đó là tiếng kêu thầm lặng của những người đã khổ đau trong thịt xác mình vì cái luận lý của bạo lực, thù hận và báo oán. Một thứ luận lý chỉ có thể sản xuất ra khổ đau, tàn phá và nước mắt. Nước chảy xuống cũng biểu tượng cho nước mắt chúng ta. Nước mắt vì các tàn phá của ngày hôm qua kết hiệp với biết bao tàn phá của ngày hôm nay. Đây là nơi, trong đó chúng ta khóc, chúng ta khóc nỗi đớn đau vì cảm thấy bất lực trước bất công, trước cảnh anh em giết nhau, trước việc không có khả năng giải quyết các khác biệt bằng đối thoại. Tại nơi này chúng ta khóc vì những người vô tội bị mất mạng cách bất công và nhưng không, vì không thể tìm ra các giải pháp cho công ích. Đó là nước nhắc cho chúng ta nhớ tiếng khóc của hôm qua và của hôm nay.
ĐTC nói tiếp trong bài phát biểu : Ở đây giữa khổ đau xé lòng, chúng ta có thể sờ mó được với bàn tay khả năng của lòng tốt anh hùng, mà con người có thể có ; nó là sức mạnh dấu ẩn mà chúng ta luôn phải kêu gọi. Trong lúc khổ đau nhất anh chị em đã là chứng nhân của những cử chỉ tận hiến và trợ giúp vĩ đại nhất. Các bàn tay giơ ra, các mạng sống hiến dâng. Trong một thành phố lớn xem ra không cá tánh, vô danh, cô đơn, anh chị em đã có khả năng cho thấy tình liên đới mạnh mẽ của sự tương trợ lẫn nhau, của tình yêu và của hy sinh cá nhân. Trong lúc này đã không có vấn đề dòng máu, nguồn gốc, khu phố, tôn giáo hay lựa chọn chính trị ; nhưng đã là vấn đề của tình liên đới, của sự cấp thiết, của tình huynh đệ. Nó đã là vấn đề nhân đạo. Các nhân viên cứu hỏa New York đã vào hai tháp đang sập, mà không chú ý tới mạng sống của họ. Nhiều người đã ngã gục trong khi phục vụ, và với hy sinh của họ họ đã cứu mạng sống của biết bao nhiêu người khác.
Nơi chết chóc này cũng biến thành một nơi của sự sống, của các mạng sống được cứu vớt, một bài ca đem chúng ta tới chỗ khẳng định rằng sự sống luôn luôn được chỉ định chiến thắng các ngôn sứ của huỷ diệt, của cái chết, rằng sự thiện sẽ luôn luôn thắng sự dữ, rằng sự hòa giải và hiệp nhất sẽ chiến thắng thù hận và chia rẽ.
Tại nơi của khổ đau và tưởng nhớ này, cơ may kết hiệp với các vị lãnh đạo đại diện cho nhiều tôn giáo làm giầu cho thành phố này, khiến cho tôi tràn đầy hy vọng. Tôi hy vọng rằng sự hiện diện của chúng ta tại đây là một đấu chỉ mạnh mẽ ý chí của chúng ta chia sẻ và tái khẳng định ước muốn là các sức mạnh của sự hoà giải, các sức mạnh của hòa bình và công lý trong cộng đoàn này và tại khắp nơi trên thế giới. Trong các khác biệt, trong các bất đồng có thể sống trong một thế giới hòa bình. Trước mỗi mưu toan đồng nhất hóa chúng ta có thể và cần hiệp nhất với nhau giữa các tiếng nói, các nền văn hóa, tôn giáo khác nhau và trao ban tiếng nói cho tất cả những gì muốn ngăn cản nó. Hôm nay chúng ta cùng nhau được mời gọi nói « không » với mọi mưu toan đồng nhất hóa, và nói « có » với một sự khác biệt được chấp nhận và hòa giải.
Vì mục đích này chúng ta cần loại trừ các tâm tình thù ghét, báo thù, oán hận. Và chúng ta biết rằng điều này chỉ có thể như một ơn của trời. Ở đây, tại nơi tưởng niệm này, mỗi người trong cách thức riêng của mình, nhưng cùng nhau. Tôi xin đề nghị với quý vị giữ một lúc thinh lặng và cầu nguyện. Chúng ta xin trời ơn dấn thân cho lý tưởng của hòa bình. Hoà bình trong các nhà, hòa bình trong các gia đình, trong các trường học, trong các cộng đoàn của chúng ta. Hoà bình tại các nơi chiến tranh xem ra không chấm dứt. Hoà bình trên các gương mặt đã không biết tới gì khác ngoài khổ đau. Hoà bình trong thế giới rộng rãi này mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta như là nhà của tất cả mọi người và cho tất cả mọi người. Chỉ có hòa bình thôi.
ĐTC và mọi người đã thinh lặng cầu nguyện.
Rồi ngài kết luận : Như thế cuộc sống của các người thân yêu của chúng ta sẽ không phải là một cuộc sống kết thúc trong quên lãng, nhưng sẽ hiện diện mỗi lần chúng ta chiến đấu để là ngôn sứ của sự tái thiết, ngôn sứ của sự hòa giải, ngôn sứ của hòa bình.
Tiếp đến các thành viên ca đoàn thiếu nhi và bạn trẻ thuộc nhiều nước khác nhau đã lên đứng vây quanh khán đài, nắm tay nhau hát thánh ca hoà bình. Mọi người được mời gọi trao ban bình an cho nhau. Các đại diện tôn giáo được tặng mỗi người một huy hiệu chuyến viếng thăm của ĐTC.
Sau khi chào tữ giã ĐTC đã vào thăm viện bảo tàng, nơi trưng bầy các hình ảnh và nhiều chứng tích của cuộc khủng bố.
Lúc 12 giờ 30 ĐTC đã trở về khu vực dành cho Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh Liên Hiệp Quốc cách đó 2 cây số để dùng bữa trưa và nghỉ ngơi chốc lát, trưóc khi tiếp tục các sinh hoạt khác vào ban chiều.
Lúc 6 giờ chiều giờ New York, ĐTC đã đến thăm trường « Đức Bà Nữ Vương các thánh Thiên Thẩn” cách đó 4 cây số rưỡi, gặp gỡ các trẻ em và gia đình các người di cư. Trường học này tọa lạc trong khu phố Brooklyn. Tên gọi Brooklyn đến từ tiếng Hoà Lan « Breuckelen » là tên ngôi làng người di dân gốc Hoà Lan đã thành lập năm 1624. Với 2,5 triệu người Brooklyn là khu phố đông dân cư nhất trong 4 khu phố tại New York. Năm 1898 nó được gắn liền với New York nhưng vẫn tiếp tục duy trì căn tính riêng. Là nơi cập bến của người di cư, nó gồm các cộng đoàn thuần nhất theo chủng tộc và tôn giáo. Tại Brooklym có cây cầu nổi tiếng nối liền Brooklyn với Manhattan xây năm 1883, và Viện bảo tàng xây năm 1897, là một trong các viện bảo tàng lớn nhất Hoa Kỳ với hơn 1,5 triệu tác phẩm nghệ thuật thuộc các nưóc từ Ai cập cho tới các tác phẩm ngày nay.
Giáo phận Brooklyn được thành lập năm 1853 có hơn 1,4 triệu tín hữu công giáo trên gần 4,9 triệu dân, gồm 187 giáo xứ, 437 linh mục giáo phận, 167 linh mục dòng, 284 tu huynh, 769 nữ tu, 225 phó tế vĩnh viễn, 57 đại chủng sinh. Giáo phận diều khiển 203 cơ cấu giáo dục và 277 trung tâm bác ái.
Trường Đức Bà Nữ Vương các thánh Thiên Thần là một trưởng tiểu học có 282 học sinh tuổi từ 5 tới 14, trong đó 69% có học bổng. Các trẻ em là con các gia đình di cư có lợi tức thấp 69% đến từ châu Mỹ Latinh, các gia đình khác đến từ Phi châu và Trung Đông, 22% là người Mỹ gốc Phi châu. Trường này là một trong số 6 trường do tổng giáo phận New York điều hành với tổng cộng 2.100 học sinh, trong đó có ¼ không nói tiếng Anh.
Trường học là đại gia đình cho tất cả mọi người
ĐTC đã được bà giám đốc trường tiếp đón tại cửa hông của trường. Bà đã tháp tùng ĐTC vào trong phòng thể thao thể dục nơi diễn ra cuộc gặp gỡ.
Ngỏ lời với các em, ĐTC bầy tỏ sự hài lòng được ở với các em như trong một gia đình. Ngài đặc biệt xin lỗi các giáo chức vì đã lấy ít phút giờ học. Các em thuộc các gia đình đến từ các nước khác. Cả khi không dễ mà tìm được nhà mới, các bạn bè và láng giềng mới và cuộc sống bắt đầu với nhiều vất vả : học tiếng mới, thích hợp với một nền văn hóa mới, khí hậu mới. Phải học biết bao nhiêu điều chứ không phải chỉ có bài tập của trường học. Nhưng có điều đẹp đó là các em cũng gặp các bạn mới, các người mở rộng cửa tiếp đón và cho thấy sự dịu hiền, tình bạn, sự cảm thông, và họ tìm giúp đỡ chúng ta để chúng ta không cảm thấy xa lạ. Trong cách thế đó trường học trở thành một đại gia đình cho tất cả mọi người, nơi chúng ta học giúp đỡ nhau cùng với cha me, ông bà, các nhà giáo dục, thầy dậy và bạn bè, học chia sẻ những gì là tốt lành nơi từng người, cho đi cái tốt nhất của mình, làm việc theo nhóm và kiên trì trong các mục đích. ĐTC nhắc đến một nhân vật có ảnh hưởng lớn trên xã hội Hoa Kỳ như sau :
Bên cạnh đây có một con đường rất quan trọng với tên của một người đã làm biết bao điều tốt lành cho tha nhân, mà cha muốn cùng tưởng niệm với các con. Cha muốn nói đến Mục sư Martin Luther King. Một ngày kia ngài đã nói : « Tôi có một giấc mơ » Ngài đã mơ rằng biết bao nhiêu trẻ em, biết bao nhiêu người có được sự bình đẳng và cơ may. Ngài đã mơ rằng biết bao trẻ em như các con được giáo dục. Thật là đẹp có các giấc mơ và chiến đấu cho các giấc mơ đó.
Hôm nay chúng ta muốn tiếp tục mơ và chúng ta mừng tất cả các cơ may cho phép các con cũng như người lớn không đánh mất đi niềm hy vong vào một thế giới tốt đẹp hơn với nhiều khả thể hơn. Cha biết rằng một trong các giấc mơ của cha mẹ các con là các con có thể lớn lên trong tươi vui. Thật luôn luôn là điều đẹp, trông thấy một trẻ em cười. Ở đây người ta thấy là các con tươi cười : hãy tiếp tục như thế, và hãy giúp làm cho niềm vui lây lan tới mọi người sống chúng quanh các con.
Các trẻ em thân mến, các con có quyền mơ, và cha rất vui mừng vì các con có thể tìm thấy trong ngôi trường này, nơi các bạn bè và các thầy dậy của các con sự nâng đỡ cần thiết để làm điều ấy. Nơi đâu có các giấc mơ, nơi đó có niềm vui, nơi đó luôn có Chúa Giêsu. Bởi vì Chúa Giêsu là niềm vui, và muốn giúp chúng ta để cho niềm vui ấy kéo dài mọi ngày.
Trước khi từ biệt các con cha muốn cho các con một bài tập về làm ở nhà, có được không ? Đó là một lời xin đơn sơ nhưng rất quan trọng : các con đừng quên cầu nguyện cho cha, để cha có thể chia sẻ với biết bao nhiêu người khác niềm vui của Chúa Giêsu. Và chúng ta cũng cầu nguyện để nhiều người có thể nếm hưởng niềm vui mà các con có.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho các con và xin Đức Trinh Nữ che chở các con.
ĐTC dã tặng cho trường Đức Bà Nữ Vương các thánh Thiên Thần Harlem một bức tượng bằng gỗ Đức Mẹ bồng Chúa Hài Nhi, do các điêu khắc gia vùng Trentino đông bắc Italia tạc. Sau đó ngài đi ra phiá trước trưòng để chào giới phụ huynh và dân chúng trong khu phố.
Lúc 17 giở 15 phút chiều 25 tháng 9 ĐTC dã đi xe đến Madison Square Garden cách đó 9 cây số để chủ sự thánh lễ cho tín hữu tổng giáo phận New York. Madison Square Garden là sân vận động xây năm 1968 và tái thiết năm 1991, có 20.000 chỗ ngồi, nơi diễn ra các cuộc tranh tài thể thao thể dục, hoà nhạc, các hội nghị và các đại hội của hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ Mỹ.
Thiên Chúa đông hành với con người trong mọi môi trường sống và muốn soi sáng khắp nơi
Thánh lễ cầu nguyện cho hoà bình và công lý đã được cử hành bằng ba thứ tiếng Latinh, Anh và Tây Ban Nha. Các lời nguyện giáo dân được đọc bằng các thứ tiếng Gaelico, Ba Lan, Đức, Tigrino và Ý.
Giảng trong thánh lễ ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc trích từ chương 9 sách ngôn sứ Isaia nói rằng: « Dân tộc bước đi trong tối tăm đã nhìn thấy một ánh sáng lớn » (Is 9,1)
Chúng ta đang ở trong sân vận động Madison Square Garden, là nơi biểu tượng của thành phố này, là trụ sở của các cuộc gặp gỡ thể thao, nghệ thuật, âm nhạc, tụ họp người của nhiều nơi, không phải chỉ là của thành phố mà của toàn thế giới. Dân bước đi giữa các sinh hoạt, các lo lắng thường nhật của mình, dân bước đi mang nặng các thành công và các lầm lỗi, các sợ hãi và các cơ may, các niềm vui và niềm hy vọng, cũng như các thất vọng và cay đắng của mình đã trông thấy một ánh sáng lớn.
Trong mọi thời đại dân Thiên Chúa đưọc mời gọi chiêm ngưỡng ánh sáng đó, ánh sáng muốn chiếu soi mọi quốc gia, muốn đến trong mọi góc của thành phố này, với mọi công dân, mọi không gian của cuộc sống. Một trong các đặc thái của Dân có niềm tin là khả năng trông thấy, chiêm ngưỡng giữa các tối tăm của mình, ánh sáng mà Chúa Kitô đem đến. Dân có niềm tin biết nhìn, phân định và chiêm ngắm sự hiện diện sống động của Thiên Chúa giữa cuộc đời mình, giữa thành phố của mình. Sống trong một thành phố lớn có nhiều phức tạp, với một môi trường đa văn hóa và các thách đố lớn không đễ giải quyết. Các thành phố lớn nhắc cho chúng ta biết sự phong phú ẩn dấu trong thế giới chúng ta là các nền văn hóa, các truyền thống và lịch sử khác nhau, các tiếng nói, cách ăn mặc khác nhau. Các thành phố lớn diễn tả sự da diện của các cung cách sống và hành xử của chúng ta. Nhưng các thành phố lớn cũng che dấu gương mặt của biết bao nhiêu người bị coi như công dân hạng hai. Giữa các tiếng di chuyển ồn ào, trong tiết nhịp các thay đổi cũng bị che dấu các tiếng nói của biết bao nhiêu gương mặt không có quyền công dân, không có quyền là thành phần của thành phố – các người nước ngoài, con cái họ không được học hành, các người không đuợc săn sóc sức khỏe, các người vô gia cư, các người già cô đơn, bị ở bên lề các đường đi của chúng ta, trong một sự vô danh ầm ĩ. Họ bưóc vào trong một cảnh tượng thành thị từ từ trở thành tự nhiên trước mắt và đặc biệt là trong tim chúng ta. Tuy nhiên, trong mọi trạng huống đó vẫn có Chúa đồng hành với chúng ta. ĐTC nói :
Biết rằng Chúa Giêsu tiếp tục bước đi trên các con đường của anh chị em, trà trộn với dân Ngài môt cách sống động, để cho mình bị liện lụy và lôi cuốn con người vào trong một lịch sử cứu độ duy nhất khiến cho chúng ta tràn đầy hy vọng, một niềm hy vọng giải thoát chúng ta khỏi sức mạnh thúc dẩy chúng ta cô lập hóa mình và không biết đến cuộc sống của người khác, cuộc sống của thành phố. Một niềm hy vọng giải thoát chúng ta khỏi các liên lạc trống rỗng, các phân tích trừu tượng, hay nhu cầu có các cảm xúc mạnh. Một niềm hy vọng không sợ hãi tháp nhập vào và hành động như men trong những nơi bạn phải chung đụng và sống. Một niềm hy vọng mời gọi chúng ta nhìn giữa « khói mù ô nhiễm » sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng tiếp tục bước đi trong các thành phố của chúng ta.
Ngôn sứ Isaia giới thiệu Chúa Giêsu với chúng ta như « Cố vấn kỳ diệu, Thiên Chúa quyền năng, Cha muôn thuở, Hoàng tử của hoà bình » (Is 9,5). Với những nguời hỏi cho biết họ phải làm gì, câu trả lời đầu tiên của Chúa Giêsu là đề nghị, khích lệ và động viên. Ngài luôn luôn đề nghị các môn đệ ra đi, và thúc đầy họ ra đi gặp gỡ những người khác tại những nơi họ sống, ra đi không sợ hãi, không nhờm gớm, ra đi loan báo niềm vui cho mọi dân tộc. Và nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa trở thành Emmamuel luôn đi bên cạnh chúng ta, trà trộn với chúng ta trong nhà của chúng ta. Không ai và không có gì có thể tách rời chúng ta khỏi Ngài. Ra đi loan báo Thiên Chúa là Cha luôn chờ đón chúng ta để ôm chúng ta vào lòng. Đi tới với những người khác để chia sẻ tin vui Thiên Chuá là Cha, đồng hành với chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi cảnh vô danh, khỏi chiến tranh thi đua, tự quy hướng về mình, để mở ra con đường hoà bình cho chúng ta. Thiên Chúa sống trong các thành phố của chúng ta, Giáo Hội sống trong các thành phố của chúng ta và muốn là men trong đám đông trà trộn với tất cả mọi nguời đồng hành với tất cả mọi người để loan báo các điều kỳ diệu của Đấng là « Cố vấn kỳ diệu, Thiên Chúa quyền năng, Cha muôn thuở và Hoàng Tử hòa bình.
Sau thánh lễ ĐTC đã trở về trụ sở Quan sát viên thường trực của Toà Thánh để dùng bữa tối và nghỉ đêm.
Sáng thứ bẩy 26 tháng 9 lúc 7 giờ rưỡi ĐTC đã đi xe ra tới sân trực thăng cách đó 12 cây số để tới phi trường Kennedy lấy máy bay đi Philadelphia. Máy bay đã tới phi trường quốc tế Philadelphia sau 50 phút bay.
Philadephia là thành phố đông dân hàng thứ 5 của Hoa Kỳ và là thành phố quan trọng nhất của tiểu bang Pensylvania. Các người thuộc địa âu châu đã tới đây năm 1646. Vài chục năm sau vùng này nằm dưới quyền kiểm soát của Anh quốc. Năm 1682 ông William Pen thành lập thành phố Philadelphia có nghĩa là « tinh yêu huynh đệ ». Vào hậu bán thể kỷ 18 thành phố trở thành một trong những trung tâm quan trọng nhất của cuộc Cách Mạng Mỹ và là nơi Hoa Kỳ tuyên bố độc lập ngày mùng 4 tháng 7 năm 1776, rồi Hiến pháp quốc gia năm 1787. Thành phố hiện có hơn 1,5 triệu dân 45% da trắng, 43% mỹ gốc phi châu, 8% nguời nói tiếng Tây Ban Nha, 4% gốc Á châu.
Tổng giáo phận đưọc thành lập năm 1808 có 1,5 triệu tín hữu trên tổng số hơn 4 triệu dân cư. Giáo phận có 235 giáo xứ, 18 cứ điểm truyền giáo, 564 linh mục giáo phận, 344 linh mục dòng, 447 tu huynh, 2.543 nũ tu, 281 phó tễ vĩnh viễn 49 đại chủng sinh. Giáo phận điều khiển 329 cơ sỏ giáo dục và 58 trung tâm bác ái.
Ra đón ĐTC tại phi trường có ĐTGM Charles Joseph Chaput và một số giới chức đạo đời khác. Từ phi trường ĐTC đã đi xe tới nhà thờ chính tòa cách đó 16 cây số để chủ sự thánh lễ với các Giám Mục và linh mục với sự tham dự của các tu sĩ nam nữ Phialadelphia và toàn bang Pensylvania. Nhà thờ chính toà kính hai thánh Phêrô Phaolô được xây năm 1846, theo mẫu nhà thờ thánh Carlo ở Roma, có 1500 chỗ ngồi.
Giáo Hội cần sự cộng tác tích cực hơn nữa của các nữ giáo dân và nữ tu
Giảng trong thánh lễ ĐTC nhấn mạnh rằng lịch sử của Giáo Hội trong thành phố Philadelphia này là một lịch sử nói với chúng ta về các thế hệ công giáo dấn thân đi ra các vùng ngoại biên và xây dựng các cộng đoàn cho việc phụng tự, giáo dục, bác ái, và phục vụ xã hội nói chung.
Người ta có thể trông thấy lịch sử ấy tại nhiều đền thánh trong thành phố và nhiều nhà thờ giáo xứ, mà các tháp chuông nói về sự hiện diện của Thiên Chúa giữa các cộng đoàn. Người ta trông thấy nơi cố gắng của các linh ục, tu sĩ và giáo dân tận tụy trong hai thế kỷ lo lắng cho các nhu cầu tinh thần của dân nghèo, người di cư, người bệnh và các tù nhân. Người ta trông thấy nơi hàng trăm trường học, trong đó các tu huynh và nữ tu đã dậy các trẻ em biết đọc biết viết, yêu mến Thiên Chúa và tha nhân, góp phần xây dựng cuộc sống xã hội Hoa Kỳ, như những công dân tốt. Tât cả điều này là một gia tài lớn lao mà anh chị em đã nhận được và được mời gọi làm giầu và thông truyền.
Tiếp đến ĐTC kể lại ơn gọi của chị Caterina Drexel một trong các vị thánh lớn của Giáo Hội Hoa Kỳ. Khi chị nói chuyện với ĐGH Leô XIII ngài hỏi chị: “Thế còn con. Con sẽ làm gì?” Câu hỏi đó đã thay đổi cuộc đời của chị, vì chúng nhắc cho chị nhớ rằng mỗi kitô hữu, do Bí tích Rửa Tội, đã nhận một sứ mệnh. Mỗi người trong chúng ta phải trả lời làm thế nào để đáp trả lại tiếng gọi của Chúa cách tốt nhất hầu xây dựng Thân Mình Ngài là Giáo Hội.
Câu hỏi đã được nói với một nữ giáo dân trẻ có nhiều lý tuởng và đã thay đổi cuộc đời chị. Nó đã làm cho chị nghĩ tới công việc mênh mông phải làm, và đưa chị tới ý thức phải làm cái gì đó trong nghĩa này. Có biết bao nhiêu người trẻ trong các giáo xứ và trường học của chúng ta có cùng các lý tưởng cao quý, tinh thần quảng đại, tình yêu đối với Chúa Kitô và Giáo Hội. Chúng ta có thử họ, có cho họ không gian và giúp họ thực hiện nhiệm vụ của họ không? Chúng ta có tìm cách chia sẻ sự hăng say và các ơn của họ với cộng đoàn, nhất là thực thi các việc bác ái thương xót và chú ý tới người khác không? Chúng ta có chia sẻ niềm vui và sư hăng say của chúng ta trong việc phục vụ Chúa không?
Một trong các thách đố lớn nhất đối với Giáo Hội trong lúc này là làm lớn lên trong tất cả các tín hữu, ý thức trách nhiệm đối với sứ mệnh của Giáo Hội, và khiến cho họ có khả năng chu toàn trách nhiệm đó như là các môn đệ thừa sai, như men Tin Mừng trong thế giới. Điều này đòi hỏi khả năng sáng tạo và thích ứng với các tình trạng thay đổi để thông truyền niềm vui Tin Mừng mọi ngày, suốt đời.
Tương lai của Giáo Hội trong một xã hội thay đổi nhanh chóng đòi buộc sự chia sẻ của các giáo dân tích một cách cực hơn. Giáo Hội Hoa Kỳ đã luôn luôn dấn thân trong việc đạy giáo lý và giáo dục. Thách đố ngày nay là xây dựng trên các nền tảng vững chắc, và làm cho ý thức cộng tác và chia sẻ trách nhiệm lớn lên trong việc đưa ra chương trình cho tương lai, biết phân định và khôn ngoan đánh giá các ơn đa diện mà Chúa Thánh Thần đổ xuống trên Giáo Hội, để khích lệ sự góp phần mênh mông mà các nữ giáo dân và các nữ tu đã và đang cống hiến cho cuộc sống của các cộng đoàn.
ĐTC dã khích lệ các linh mục và nam nữ tu sĩ can đảm canh tân niềm vui của cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa Kitô, và rút tiả ra từ đó lòng trung thành và sức mạnh đổi mới. Ngài xin các vị suy tư về việc phục vụ các gia đình, các cặp chuẩn bị hôn nhân và giới trẻ. ĐTC xin các vị sốt sắng cầu nguyện cho các gia đình cũng như cho các quyết định của Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình.
Với lòng biết ơn về tất cả những gì chúng ta đã nhận được, và với lòng tin tưởng chắc chắn giữa các nhu cầu của chúng ta, chúng ta hãy hướng tới Đức Maria Mẹ Rất Thánh. Với tình yêu là mẹ, xin Mẹ bầu cử cho Giáo Hội tại Mỹ để nó tiếp tục lớn lên trong chứng tá ngôn sứ về quyền năng của Thập Giá của Con Mẹ, hầu đem lại niềm vui, hy vọng và sức mạnh cho thế giới. Tôi cầu nguyện cho anh chị em, xin anh chị em cũng cầu nguyện cho tôi.
(Linh Tién Khải, RadioVaticana 26.09.2015)
Đức Thánh Cha viếng thăm và phát biểu tại Liên hợp quốc
ĐTC Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ 4 phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc
https://www.youtube.com/watch?v=akLvorZ_XzM
NEW YORK. Sáng thứ sáu, 25-9-2015, ĐTC Phanxicô đã đến viếng thăm và phát biểu tại trụ sở LHQ. Ngài cổ võ cải tổ LHQ, bênh vực môi sinh, giải quyết các cuộc xung đột..
LHQ hiện nay là một tổ chức liên chính phủ gồm 193 quốc gia thành viên và 2 nước quan sát viên là Tòa Thánh và Palestine. Tòa Thánh có đại diện tại đây từ 51 năm nay (1964). Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh là một vị TGM có cấp bậc sứ thần. Ngài có quyền tham gia các phiên họp của LHQ, có quyền lên tiếng nhưng không có quyền bỏ phiếu hoặc được bầu.
Khi đến nơi, ĐTC đã được Ông Tổng thư ký Ban Ki Moon và Phu nhân cùng với một đoàn binh nhỏ danh dự đón tiếp. Hai em bé con của các nhân viên LHQ đã tặng hoa cho ngài, rồi được hướng dẫn lên văn phòng của Ông tổng thư ký ở lầu thứ 38 để hội kiến riêng.
Tiếp đến, ĐTC đã gặp gỡ và chào thăm các nhân viên của LHQ. Ngài nhận xét rằng ”Bao nhiêu công việc anh chị em làm ở gây không gây những tin tức trên báo chí. Nhưng đàng sau đó, nỗ lực hằng ngày của anh chị em làm cho nhiều sáng kiến ngoại giao, văn hóa, kinh tế và chính trị của LHQ có thể tiến hành được, những điều rất quan trọng để đáp ứng hy vọng và mong đợi của các dân tộc trong gia đình nhân loại.. Công việc âm thầm và tận tụy của anh chị em không những góp phần làm cho LHQ tươi đẹp, nhưng còn có ý nghĩa lớn đối với bản thân anh chị em. Vì cách thức chúng ta làm việc cũng diễn tả phẩm giá và con người của chúng ta”.
Và ĐTC kết luận rằng ”Hôm nay và mỗi ngày, tôi xin anh chị em, bất luận khả năng thế nào, xin anh chị em hãy chăm sóc nhau, gần gũi nhau và tôn trọng nhau, qua đó anh chị em là hiện thân lý tưởng của tổ chức LHQ này, lý tưởng một gia đình hiệp nhất, sống trong hòa hợp, không những làm việc cho hòa bình, nhưng còn trong hòa bình, không những làm việc cho công lý, nhưng còn trong một tinh thần công lý.
Sau cuộc gặp gỡ trên đây, ĐTC còn riêng hai vị chủ tịch Đại hội đồng thứ 69 và 70 của LHQ, đó là Ông Sam Kahamba Kutesa, người Uganda cùng với phu nhân, và Ông Mogens Lykketoft người Đan Mạch và phu nhân. Sau cùng là gặp Chủ tịch Hội đồng bảo an LHQ trong tháng 9 này, là ông Vitaly Churkin, thuộc liên bang Nga.
Diễn văn của ĐTC tại LHQ Khi ĐTC tiến vào đại hội trường hình bán cung của LHQ, các vị lãnh tụ của 150 quốc gia và đại diện các nước đã nồng nhiệt vỗ tay chào đón ngài, và sau lời chào mừng của Ông Chủ tịch Đại hội đồng thứ 70 cũng như của ông Tổng thư ký Ban Ki Moon, ĐTC Phanxicô đã đọc bài diễn văn quan trọng bằng tiếng Tây Ban Nha. Đây là lần thứ 5 một vị Giáo Hoàng lên tiếng tại Đại hội đồng LHQ, bắt đầu từ Đức Phaolô 6 năm 1965, 2 lần với Đức Gioan Phaolô 2 năm 1979 và 1995 và Đức Biển Đức 16 năm 2008.
Cần cải tổ LHQ
ĐTC Phanxicô đề cao những thành tựu trong 70 năm qua của LHQ, nhưng ngài nhìn nhận có nhiều vấn đề trầm trọng chưa được giải quyết, đồng thời nhận xét rằng:
”Kinh nghiệm của 70 năm qua, vượt lên trên những điều đã đạt được, chứng tỏ rằng sự cải tổ và thích ứng LHQ với thời đại là điều luôn luôn cần thiết, tiến tới mục tiêu chung kết là mang lại cho tất cả mọi nước, không trừ ai, một sự tham gia và ảnh hưởng thực sự và đồng đều trong các quyết định. Sự cần thiết phải có sự công bình hơn có giá trị đặc biệt đối với các cơ quan có khả năng hành pháp thực sự như Hội đồng bảo an LHQ, các tổ chức tài chánh và các nhóm hoặc cơ chế được thiết lập đặc biệt để đương đầu với các cuộc khủng hoảng kinh tế. Điều này sẽ giúp giới hạn bất kỳ thứ lạm dụng hoặc sự đòi hỏi thái quá, nhất là đối với các nước đang trên đường phát triển. Các tổ chức tài chánh quốc tế cần cảnh giác về việc phát triển dài hạn cho các nước và để tránh sự tùng phục làm ngộp thở các nước ấy đối với các hệ thống tín dụng, các hệ thống này thay vì thăng tiến sự phát triển, thì lại bắt dân chúng phải tùng phục những cơ cấu gia tăng nghèo đói, loại trừ và lệ thuộc”.
Sự tối thượng của công pháp
Một điểm khác được ĐTC nhấn mạnh là sự thăng tiến quyền tối thượng của công pháp, vì công lý là điều kiện không thể thiếu được để thực hiện lý tưởng tình huynh đệ đại đồng. Trong bối cảnh đó cần nhớ rằng sự giới hạn quyền bính là một ý tưởng bao hàm trong chính ý niệm công pháp. Theo định nghĩa cổ điển về công lý, trả lại cho mỗi người điều thuộc về họ, có nghĩa là không một cá nhân hoặc nhóm nào có thể coi mình là toàn năng, được phép chà đạp phẩm giá và các quyền của các người khác hoặc nhóm xã hội khác….
ĐTC nhận xét rằng ”Ngày nay, quang cảnh thế giới có nhiều thứ quyền giả tạo và đồng thời, có nhiều lãnh vực không được bảo vệ, nạn nhân của sự thực thi quyền bính một cách sai trái: đó là môi trường thiên nhiên và đông đảo phụ nữ và người nam bị loại trừ. Hai lãnh vực này có liên hệ mật thiết với nhau và các quan hệ chính trị kinh tế thịnh hành hiện nay biến họ thành những thành phần mong manh của thực tại. Vì thế cần mạnh mẽ khẳng định các quyền của hp, củng cố việc bảo vệ môi trường, chấm dứt tình trạng bị loại trừ.
Bảo vệ môi trường thiên nhiên
Trước tiên cần khẳng định rằng có một ”quyền thực sự về môi trường” vì hai lý do: trước tiên vì trong tư cách là người, chúng ta là thành phần của môi trường, chúng ta sống hiệp thông với môi trường, vì chình môi trường cũng bao hàm những giới hạn luân lý đạo đức mà hoạt động của con người phải nhìn nhận và tôn trọng… Bất kỳ tai hại nào gây ra cho môi trường, đều là một thiệt hại cho nhân loại. Thứ hai vì mỗi thụ tạo, nhất là các sinh vật, có giá trị nội tại, sự sống, hiện sinh, vẻ đẹp và lệ thuộc các thụ tạo khác… Đối với tất cả các tín ngưỡng, môi trường là một thiện ích cơ bản.
Sự lạm dụng và phá hủy môi trường, là những hành động gắn liền với tiến trình loại trừ không chặn đứng nổi. Thực vậy, lòng ham hố quyền bính và an sinh vật chất một cách ích kỷ và vô giới hạn đưa tới bao nhiêu lạmdụng các phương tiện vật chất hiện hữu đến độ loại trừ những người yếu thế và kém tài năng hơn, hoặc vì họ có những khả năng khác, như những người khuyết tật, hoặc vì họ thiếu các kiến thực và phương tiện kỹ thuật thích hợp hoặc không đủ khả năng để có những quyết định chính trị. Sự loại trừ kinh tế và xã hội là một sự phủ nhận hoàn toàn tình huynh đệ của con người và là một điều làm thương tổn trầm trọng các quyền con người và môi trường. Những người nghèo nhất là những người chịu đau khổ nhất trong 3 thứ tấn công ấy, vì họ bị gạt ra ngoài xã hội, đồng thời phải sống bằng những đồ phế thải và chịu đau khổ bất công vì những hậu quả của sự lạm dụng môi trường. Những hiện tượng này ngày nay tạo thành một thứ văn hóa gạt bỏ rất phổ biến và vô tình được người ta củng cố”.
Kiên quyết thực thi những gì đã cam kết
ĐTC nhắc đến chương trình hành động phát triển năm 2030 được các vị quốc trưởng và thủ tướng chính phủ các nước thông qua, ngài khẳng định rằng long trọng ký nhận những cam kết là điều vẫn chưa đủ, tuy đó là một bước tiến cần thiết để giải quyết các vấn đề.. Thế giới mạnh mẽ yêu cầu các chính phủ có một ý chí thực sự, thực tiễn, liên lỷ, với những bước tiến cụ thể và những biện pháp tức khắc, để bảo tồn và cải tiến môi trường thiên nhiên, sớm khắc phục hiện tượng loại trừ về xã hội và kinh tế, hiện tượng này có những hậu quả đau thương như nạn buôn người, buôn bán cơ phận và mô cơ thể con người, bóc lột tính dục các trẻ em, bắt làm việc như nô lệ, kể cả nạn mại dâm, buôn bán ma túy, khí giới, nạn khủng bố và tội phạm quốc tế..”
Bênh vực quyền giáo dục
Cũng trong diễn văn tại Đại Hội đồng LHQ, ĐTC Phanxicô bênh vực các quyền của gia đình, quyền ưu tiên của gia đình được giáo dục và quyền của các Giáo Hội, các hiệp hội xã hội được nâng đỡ và cộng tác với các gia đình trong việc giáo dục con cái họ. Nền giáo dục được quan niệm như thế, chính là căn bản để thực hiện chương trình hành động 2030 để cải tiến môi trường.
Ngài cũng kêu gọi các chính phủ làm tất cả những gì có thể để tất cả có được căn bản tối thiểu về vật chất và tinh thần để phẩm giá của họ được thực sự tôn trọng và để họ có thể thành lập và nuôi dưỡng gia đình là tế bào cơ bản của bất kỳ sự phát triển xã hội nào. Về phương diện vật chất, điều kiện tối thiểu ở đây là nhà ở, công ăn việc làm và đất đai, và về phương diện tinh thần là tự do tinh thần, bao gồm tự do tôn giáo, quyền giáo dục và các dân quyền khác”.
Thảm trạng chiến tranh: Trung Đông, Bắc Phi, Siria..
ĐTC không quên lưu ý cộng đồng thế giới về những hậu quả tiêu cực của những cuộc can thiệp chính và và quân sự thiếu phối hợp giữa các thành phần trong cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh đó ngài nhắc đến thảm trạng đau thương ở Trung Đông và Bắc Phi, cũng như các nước Phi châu khác, nơi mà các tín hữu Kitô cùng với các nhóm văn hóa hoặc chủng tộc khác, kể các một số thành phần của tôn giáo đa số, phải chứng kiến sự tàn phá các nơi thờ phượng của họ, gia sản văn hóa và tôn giáo, gia cư và tài sản của họ, họ bị đặt trước hai chọn lựa: hoặc là trốn chạy hoặc phải trả giá bằng mạng sống mình hoặc phải làm nô lệ vì gắn bó với sự thiện và hòa bình.
Những thực tại đó kêu gọi những người có trách nhiệm quốc tế hãy nghiêm túc xét mình. Không những trong những trường hợp bách hại tôn giáo hoặc văn hóa, nhưng trong mỗi tình trạng xung đột như tại Ucraina, Siria, Irak, Libia, Nam Sudan, và trong vùng Đại Hồ bên Phi châu. Trước khi liên hệ tới những quyền lợi phe phái, tuy là hợp pháp, ở đây có những khuôn mặt cụ thể. Trong các chiến tranh và xung đột, có những con người anh chị em chúng ta, nam phụ lão ấu, trẻ em khóc lóc, chịu đau khổ và chết chóc. Đó là những người trở thành đố phế thải trong khi người ta không làm gì khác hơn là liệt kê những vấn đề, các chiến lược và thảo luận”.
G. Trần Đức Anh OP
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Ground Zero
J.B. Đặng Minh An dịch
Sáng sớm ngày 11 tháng 9 năm 2001, 19 tên khủng bố đã cướp 4 chiếc máy bay di chuyển trong nội địa Hoa Kỳ. Lúc 8h45 sáng, chúng lao thẳng một chiếc máy bay chứa đầy 20,000 gallon xăng vào tháp phía Bắc của tòa nhà tháp đôi World Trade Center ở New York. 18 phút sau, một chiếc máy bay thứ hai đâm vào tháp phía Nam. Trong hai chiếc máy bay còn lại, một chiếc rơi xuống Pensylvania trong khi chiếc kia đâm vào Ngũ Giác Đài.
Cuộc tấn công đã khiến 2,996 người bị thiệt mạng cùng với 19 tên khủng bố; và gây ra biết bao phiền hà cho những ai phải sử dụng các phương tiện hàng không để di chuyển từ đó cho đến nay.
Sau khi đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc, lúc 11:30 sáng Đức Thánh Cha đã tham dự một buổi cầu nguyện liên tôn tại đây cho những nạn nhân của vụ khủng bố này.
Trong diễn từ tại buổi lễ, Đức Thánh Cha nói:
Các bạn thân mến,
Tôi cảm thấy trào dâng nhiều cảm xúc khác nhau khi đứng đây tại Ground Zero này, nơi hàng ngàn mạng người đã bị lấy đi trong một hành động vô nghĩa của sự hủy diệt. Đây là nỗi đau đụng chạm đến được. Dòng nước chúng ta thấy đang chảy về cái hố trống rỗng đó nhắc nhở chúng ta về tất cả những cuộc sống đã phải làm mồi cho những kẻ nghĩ rằng sự hủy diệt, phá cho tan nát là phương thế duy nhất để giải quyết xung đột. Dòng nước đó là tiếng khóc thầm lặng của những người là nạn nhân của một lối nghĩ chỉ biết đến bạo lực, thù hận và trả thù trả oán. Một lối suy nghĩ chỉ có thể gây ra đau đớn, khổ đau, phá hủy và nước mắt.
Dòng nước đang chảy này cũng là một biểu tượng của nước mắt chúng ta. Nước mắt trước cơ man những tàn phá và hủy hoại, trong quá khứ và hiện tại. Đây là một nơi mà chúng ta phải rơi lệ, tiếng khóc của chúng ta bật ra từ một cảm giác bất lực khi đối mặt với sự bất công, giết người, và sự thất bại trong việc giải quyết các xung đột thông qua đối thoại. Ở đây, chúng ta thương tiếc cho sự mất mát sai trái và vô nghĩa những mạng sống vô tội vì sự bất lực không tìm ra được những giải pháp tôn trọng thiện ích chung. Dòng nước đang chảy này không chỉ nhắc nhở chúng ta về những giọt nước mắt của ngày hôm qua, mà còn của tất cả những giọt nước mắt vẫn đang tiếp tục đổ ra ngày hôm nay.
Một vài phút trước đây tôi đã gặp một số các gia đình những người tiếp cứu đầu tiên đã ngã gục. Gặp gỡ họ làm cho tôi thấy một lần nữa những hành vi phá hoại không bao giờ là khách quan, trừu tượng hay chỉ đơn thuần là vật chất. Chúng luôn luôn có một khuôn mặt, một câu chuyện cụ thể, và những tên tuổi. Nơi các gia đình những người thiệt mạng này chúng ta nhìn thấy những khuôn mặt đau đớn, một nỗi đau vẫn còn làm chúng ta xúc động và đang kêu thấu lên tới trời cao.
Đồng thời, các gia đình này cũng cho tôi thấy một khuôn mặt khác của cuộc tấn công này, khuôn mặt khác của nỗi đau buồn: đó là sức mạnh của tình yêu thương và nỗi nhớ. Một nỗi nhớ không làm chúng ta trống rỗng và chán nản. Tên của rất nhiều những người thân yêu được viết chung quanh chân tháp. Chúng ta có thể nhìn thấy họ, chúng ta có thể chạm vào họ, và chúng ta không bao giờ có thể quên họ.
Ở đây, giữa những đau đớn và buồn sầu, chúng ta cũng có cảm giác sờ thấy được sự tốt lành anh hùng mà con người có khả năng thực hiện, sức mạnh tiềm tàng từ đó chúng ta có thể rút ra. Trong sâu thẳm của nỗi đau và chịu đựng, các bạn cũng đã chứng kiến những đỉnh cao của lòng quảng đại và tinh thần phục vụ. Những cánh tay vươn ra, những mạng sống chiụ hy sinh để cứu người. Trong một thành phố có thể dường như là vô cảm, vô danh, cô đơn, các bạn đã chứng tỏ tình đoàn kết mạnh mẽ phát sinh từ sự hỗ trợ lẫn nhau, từ tình yêu và lòng xả kỷ. Không ai nghĩ về chủng tộc, quốc tịch, khu xóm, tôn giáo hay chính trị. Tất cả là tình liên đới đáp ứng những nhu cầu trước mắt, là tình huynh đệ. Đó chính là tình anh chị em với nhau. Các nhân viên cứu hỏa thành phố New York bước vào tòa tháp đổ nát, mà không quan tâm trưóc an nguy của chính họ. Nhiều người đã ngã xuống; nhưng sự hy sinh của họ khiến nhiều người được cứu sống.
Nơi của cái chết này cũng đã trở thành một nơi của sự sống, một nơi nhiều sinh mạng được cứu sống, là một bài thánh ca của sự sống chiến thắng khải hoàn trên những tiên tri của sự hủy diệt và chết chóc, là một bài thánh ca của sự tốt lành trên sự dữ, của hòa giải và thống nhất trên thù hận và chia rẽ.
Thật là một nguồn hy vọng lớn lao khi ở nơi của những nỗi buồn và những nỗi nhớ này tôi có thể tham gia cùng các nhà lãnh đạo đại diện cho các truyền thống tôn giáo đang làm phong phú cuộc sống của thành phố tuyệt vời này. Tôi tin tưởng rằng sự hiện diện của chúng ta với nhau sẽ là một dấu hiệu mạnh mẽ của lòng đồng tâm ước ao trở nên một lực lượng cho hòa giải, hòa bình và công lý trong cộng đồng này và trên toàn thế giới. Bất kể tất cả sự khác biệt và bất đồng của chúng ta, chúng ta vẫn có thể sống trong một thế giới hòa bình. Trong việc phản đối mọi nỗ lực tạo ra một sự đồng nhất cứng nhắc, chúng ta có thể và phải xây dựng sự hiệp nhất trên cơ sở đa dạng của chúng ta về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo, và cất cao tiếng nói chống lại tất cả mọi thứ cản trở con đường hiệp nhất này. Cùng nhau, chúng ta được kêu gọi để nói “không” với mọi nỗ lực để áp đặt sự đồng nhất và nói “vâng” cho một sự đa dạng chấp nhận và hòa giải.
Điều này chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta nhổ bật gốc từ con tim chúng ta tất cả tình cảm thù hận, trả thù và oán giận. Chúng ta biết rằng đó chỉ có thể là một ân sủng từ trời cao. Ở đây, ở nơi tưởng nhớ này, tôi sẽ yêu cầu tất cả mọi người hiệp ý với nhau, mỗi người theo cách riêng của mình, dành ra một lúc thinh lặng và cầu nguyện. Chúng ta hãy cầu xin từ trên cao những ân sủng để dấn thân cho sự nghiệp hòa bình. Hòa bình trong ngôi nhà của chúng ta, trong gia đình của chúng ta, trong trường học và cộng đồng của chúng ta. Hòa bình ở tất cả những nơi mà chiến tranh dường như không bao giờ kết thúc. Hòa bình cho những gương mặt không biết đến điều gì khác ngoài khổ đau. Hòa bình trên khắp thế giới mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta như là ngôi nhà của tất cả và cho tất cả mọi người. Đơn giản chỉ cần Hòa Bình.
Như thế, mạng sống của những người thân yêu của chúng ta sẽ không chỉ sống để rồi một ngày đó sẽ bị lãng quên đi. Nhưng thay vào đó, họ sẽ có mặt bất cứ khi nào chúng ta cố gắng trở thành những tiên tri không phải để phá nát nhưng là để xây dựng, những tiên tri của hòa giải, các ngôn sứ của hòa bình.
Đại Hội Gia Đình Thế Giới Philadephia 2015 Chính Thức Khai Mạc
Đã hơn ba năm kể từ khi thông báo cho toàn thế giới biết rằng Đại hội Gia đình Thế giới không chỉ lần đầu tiên tổ chức ở Hoa Kỳ, mà Philadelphia còn trở thành nơi tổ chức sự kiện này.
Vào chiều thứ Ba, sau 38 tháng lập kế hoạch tỉ mỉ, Ban tổ chức đã hào hứng chào đón hàng ngàn khách hành hương đến dự lễ khai mạc Đại hội.
Với dàn hợp xướng tiếng chuông ngân, những khúc hát của sinh viên và tiếng vỗ tay vang dội, Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ VIII đã khai mạc chiều thứ Ba 22/09 tại Trung tâm Hội nghị Philadelphia, với chương trình hội nghị kéo dài bốn ngày trước chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô vào cuối tuần này.
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia cho hay: “Những gì xảy ra ở đây trong tuần này là một lễ mừng không thuộc về quá khứ, nhưng thuộc về tương lai. Bài học chỉ đơn giản là ‘Thiên Chúa tái tạo thế giới’. Đối với con người và các gia đình yêu mến Ngài, tuần này sẽ là ơn huệ, thời điểm mà Thiên Chúa tác động giữa chúng ta. Thiên Chúa có thể đổ đầy can đảm, niềm vui, bình an của Ngài trong mọi con tim của anh chị em. Chúng ta hãy bắt đầu”.
Đại hội Gia đình Thế giới sẽ bao gồm các buổi hội thảo, các bài thuyết trình và các buổi hội học theo chủ đề: “Tình yêu là sứ mệnh của chúng ta – để gia đình được sống dồi dào”. Đại hội được tổ chức 3 năm một lần bắt đầu từ năm 1994 theo sáng kiến của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đây là lần tổ chức lớn nhất trong lịch sử các Đại hội với hơn 18.000 người đăng ký. Hơn một triệu người dự kiến sẽ về Philadelphia vào cuối tuần này để chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Giáo hoàng thứ tư viếng thăm Hoa Kỳ. Trong số hàng ngàn người tham dự có các tham dự viên đến từ 100 quốc gia từ Philippines cho đến Việt Nam, Nigeria và Argentina.
Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Gia đình cho biết: “Mỗi chúng ta đều có một câu chuyện khác nhau … nhưng tất cả chúng ta cảm thấy như ở nhà, vì chúng ta hiệp nhất trong một Cha Trên Trời của chúng ta”. Ngài cũng nêu bật vai trò của gia đình: “Nếu gia đình hoàn toàn sống động, thì xã hội hoàn toàn sống động. Nếu gia đình vững mạnh, thì xã hội tự nó lành mạnh… Đối với tất cả các dân tộc trên trái đất, gia đình là nguồn lực có giá trị nhất và quan trọng nhất của chúng ta”.
Tuy nhiên, ngài cho biết sứ mạng của gia đình phải mở rộng xa hơn: “Gia đình phải làm cho thế giới trở thành một ngôi nhà dành cho tất cả mọi người. Đó là một giấc mơ tuyệt vời, một giấc mơ tuyệt vời mà chúng ta phải biến nó thành sự thật – biến toàn thể thế giới thành một đại gia đình”.
Điều đó sẽ bắt đầu ở Philadelphia với Đại hội Thế giới Gia đình diễn ra trong tuần này, dựa trên tóm lược của Bà Donna Farrell, Giám đốc điều hành của Đại hội Gia đình Thế giới về những gì sẽ xảy ra: “Chúng ta đến với nhau trong tuần này để khẳng định gia đình là nền tảng của xã hội và để duy trì mối dây lên kết thiêng liêng”. Bà cũng nêu bật những hành trình dài mà nhiều người đã hy sinh để đến được đây, cũng như nêu bật chuyến tông du của Đức Thánh Cha.
Bà Donna Farrell, cư dân Springfield cũng nói về tầm rộng lớn của sự kiện này: “Thật là vui mừng và phấn khích lạ thường, niềm phấn khích đã được xây dựng từ tháng Sáu năm 2012 khi chúng tôi lần đầu tiên biết được rằng Philadelphia được vinh dự là nơi tổ chức Đại hội Gia đình thế giới và điều đó trở thành chính thức khi chúng tôi bắt đầu lên kế hoạch. Thật thú vị, nhưng cũng bắt đầu xem có bao nhiêu người từ khắp nơi trên thế giới đến với nhau trong sự hiệp nhất để mừng gia đình là đền thánh của tình yêu và sự sống”. Bà nói thêm: “Chuyến tông du của Đức Thánh Cha sẽ là một món quà đáng nhớ và đầy cảm hứng cho tất cả chúng ta gìn giữ, tôi dự đoán là trong nhiều thập kỷ”.
Phát biểu trong lễ khai mạc Thị trưởng Michael Nutter của Philadelphia mô tả Philadelphia là thành phố của sự khoan dung và tình láng giềng được ràng buộc bởi các gia đình. Ông Nutter cho biết tuần này sẽ là “một khoảnh khắc cá nhân và chuyên nghiệp đáng kinh ngạc” đối với ông – ngay cả khi ông chỉ là một đứa trẻ từ West Philly. “Đây là sự khởi đầu của sự kiện lịch sử nhất trong lịch sử Philadelphia hiện đại”, ông nói trong tiếng vỗ tay nhiệt liệt.
Và, Robert J. Ciaruffoli, Chủ tịch của Đại hội Gia đình Thế giới cho hay: “Khi chúng ta hiệp nhau đây chỉ vài ngày trước chuyến tông du lịch sử của Đức Thánh Cha Phanxicô, tôi được truyền cảm hứng từ tình yêu đích thực của ngài dành cho tất cả những người thiện chí và sự chú trọng vững chắc của ngài về những thách thức đa dạng mà các gia đình ngày nay phải đối mặt trên toàn cầu”. Ông Ciaruffoli nói thời điểm này “thực sự là cơ hội chỉ một lần trong đời và tôi rất biết ơn tất cả các bạn đang ở đây để chia sẻ điều đó với chúng tôi.”
Thị trưởng Nutter cũng trình những món quà cho Đức Tổng Giám Mục Chaput vốn sẽ được trao cho Đức Thánh Cha Phanxicô, trong đó có một chiếc xe đạp được chế tạo tại địa phương.
Sau Lễ khai mạc là buổi hội thảo chủ đề A: “Sống Như Hình Ảnh Của Thiên Chúa: Được Tạo Dựng Để Chung Hưởng Niềm Vui Và Tình Yêu” do Đức Cha Robert Barron trình bày. Thánh Lễ khai mạc được tổ chức vào lúc 4:30 chiều do Đức Tổng Giám mục Charles Chaput chủ tế với sự đồng tế của hàng trăm giáo sĩ.
Tạ Ân Phúc
VIDEO ĐTC đến New York và Chủ sự Kinh chiều tại nhà thờ Chánh tòa thánh Patrick
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tới New York sau bài phát biểu lịch sử trước Quốc Hội Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiễn Đức Thánh Cha lên đường sang New York.
Đức Thánh Cha bước ra ngoài khi máy bay hạ cánh tại New York.
Người dân New York đón chờ ĐTC:
Đức Thánh Cha đến Nhà thờ Chính tòa Thánh Patrick, Giáo phận New York, nơi mà Ngài sẽ dự buổi Kinh Chiều với với hàng giáo sĩ, tu sĩ nam nữ.
Bé gái can đảm 5 tuổi con người nhập cư được gặp ĐGH
Ngày thứ Tư vừa qua, trên đoạn đường từ toà Bạch Cung tới St. Matthew’s Cathedral, một bé gái 5 tuổi đã len lỏi vượt qua hàng rào an ninh mà báo ‘the New York Times’ mô tả là “to lớn chưa từng có trong lịch sử cuả Hoa Kỳ,” để gặp ĐGH.
Em đã bị 2 nhân viên an ninh giữ lại ở giữa chừng, nhưng may mắn thay ĐGH đã nhìn thấy và gọi em lại. Em trao cho ĐGH một lá thư xin Ngài đừng quên thân phận những đứa trẻ “đang không được ở với cha mẹ bởi vì chiến tranh, vì bạo lực, vì đói.”
Em tên là Sophie Cruz, sinh ra tại Hoa Kỳ và đương nhiên là công dân Mỹ nhưng cha mẹ em là những người nhập cư bất hợp pháp, quê quán ở Oaxaca Mexico. Họ sống lén lút tại vùng Los Angeles, California.
Một nhóm tranh đấu cho những người nhập cư goị là ‘the Catholic Delegation for Reform’ (nhóm đại biểu Công Giáo cho Cải Cách Nhập Cư) đã giúp em và ông bố đi tới Washington DC để mưu tìm cơ hội gặp ĐGH. Nhóm hy vọng sự việc sẽ gióng lên một tiếng chuông lôi kéo sự lưu tâm cuả mọi người về vấn đề Nhập Cư.
Nội dung lá thư như sau:
“Thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô, con xin thưa rằng, lòng con đang buồn rời rợi, vì con lo sợ một ngày nào đó ICE sẽ trục xuất cha mẹ cuả con. Con chỉ mong có một quyền là được sống chung với cha mẹ. Con có quyền được hạnh phúc. Bố con đang làm việc rất chăm chỉ trong một nhà máy mạ kim loại. Những người nhập cư như bố con đang nuôi sống đất nước này. Do đó, họ xứng đáng một cuộc sống nhân phẩm, họ xứng đáng được tôn trọng, họ xứng đáng được Cải Cách Nhập Cư, vì sự việc đó sẽ có lợi cho đất nước của con, và bởi vì họ xứng đáng giành được sự đó qua việc lao động rất chăm chỉ, như hái cam, hành tây, dưa hấu, cải bắp, rau diếp, và nhiều thứ khác. Xin ĐTC đừng quên chúng con, hay những đứa bé đau khổ khác đang không được ở với cha mẹ bởi vì chiến tranh, vì bạo lực, vì đói.”
Trên phong bì: Con và các bạn thương yêu nhau mặc dù khác màu da
(Gxdaminh.net)
Thời khắc đáng nhớ và xúc động trong bài phát biểu của Đức Thánh Cha Phanxicô là khi Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã xúc động không cầm được nước mắt khi nghe Đức Thánh Cha phát biểu.
Đức Thánh Cha phát biểu tại Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ
ĐGH Phanxicô đã làm nên lịch sử khi phát biểu trước Quốc Hội Mỹ tại Đồi Quốc Hội (Capitol Hill ) ở thủ phủ Washington vào Thứ Năm 24.10.2015, với cương vị là một Đức Giáo Hoàng. Phía sau Ngài, tính từ trái qua là là Phó Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện John Boehner.
Sáng thứ năm 24-9-2015, ĐTC đã dâng thánh lễ tại nhà nguyện tòa Sứ thần Tòa Thánh ở thủ đô Washington với sự tham dự của các cộng tác viên tại trụ sở này, trước khi đến Quốc hội Mỹ để viếng thăm từ lúc gần 9 giờ rưỡi. Đây là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng được mời lên tiếng tại Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ gồm 435 hạ nghị sĩ và 100 thượng nghị sĩ.
Đến nơi, ĐTC đã hội kiến riêng với Ông Joe Boehner, chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ. Ông là một tín hữu Công Giáo dấn thân, liên tục được bầu làm đại biểu quốc hội thuộc đảng cộng hòa và từ 4 năm nay, ông làm chủ tịch Hạ viện Mỹ.
Hiện diện trong buổi đón tiếp ĐTC tại quốc hội lưỡng viện cũng có phó tổng thống Joe Biden, niên trưởng ngoại giao đoàn, ngoại trưởng, lãnh tụ phe đối lập cũng như các thẩm phán tối cao pháp viện Hoa Kỳ.
ĐTC đã được các vị chủ tịch và đại biểu quốc hội tiếp đón long trọng và nồng nhiệt và mời ngài lên tiếng.
Diễn văn của ĐTC
Trong diễn văn bằng tiếng Anh tại quốc hội Mỹ, sau khi nhắc đến ơn gọi và sứ mạng cao quí của các nhà lập pháp, ĐTC cho biết qua cuộc gặp gỡ tại quốc hội này, ngài muốn đối thoại với toàn dân Hoa Kỳ, với bao nhiêu người dân đang cần cù làm việc, với những người già và người trẻ. Ngài đặc biệt nhắc đến 4 người Mỹ nổi tiếng: Abraham Lincoln, Martin Luther King, bà Dorothy Day và cha Thomas Merton, và rút ra từ cuộc sống và hoạt động của 4 nhân vật ấy những ý tưởng có thể hướng dẫn hoạt động của chúng ta ngày nay.
– Trước tiên là Tổng thống Abraham Lincoln, năm nay là kỷ niệm 150 năm ông bị ám sát. Cố Tổng thống là người giữ gìn tự do, đã không ngừng làm việc để ”quốc gia này, với sự bảo vệ của Thiên Chúa, có thể có một nền tự do mới được nảy sinh”. Xây dựng một tương lai tự do đòi phải có lòng yêu mến công ích và sự cộng tác với một tinh thần phụ đới và liên đới”.
Tình trạng đáng lo âu của thế giới
ĐTC nhắc đến tình trạng đáng lo âu về xã hội và chính trị trên thế giới ngày nay, và nhận định rằng:
”Thế giới chúng ta ngày càng trở thành một nơi diễn ra các cuộc xung đột bạo lực, oán ghét và tàn bạo dữ tợn, người ta phạm chúng, thậm chí nhân danh các Thiên Chúa và tôn giáo. Chúng ta biết rằng không một tôn giáo nào tránh thoát hết những hình thức lừa đảo cá nhân hoặc cực đoan ý thức hệ. Điều này có nghĩa là chúng ta phải đặc biệt chú ý đến mọi hình thức cực đoan, về mặt tôn giáo cũng như các loại khác. Cần có một sự quân bình tế nhị để bài trừ bạo lực người ta phạm nhân danh một tôn giáo, một ý thức hệ hoặc một chế độ kinh tế, đồng thời bảo tồn tự do tôn giáo, tự do trí thực và các tự do cá nhân. Nhưng có một cám dỗ khác chúng ta phải đề phòng: đó là thái độ giản lược thái quá, chỉ thấy thiện hoặc ác, hoặc những người công chính và kẻ tội lỗi. Thế giới hiện nay, với những vết thương mở rộng, liên hệ tới bao nhiêu anh chị em chúng ta, đang đòi chúng ta phải đương đầu với mọi hình thức cực hóa, nó có thể chia thế giới thành 2 phe. Chúng ta biết rằng trong khi cố gắng giải thoát khỏi kẻ thù bên ngoài, chúng ta có thể bị cám dỗ nuôi dưỡng kẻ thù bên trong. Bắt chước oán thù và bạo lực của những kẻ bạo chúa và những kẻ sát nhân, đó là cách thức tốt nhất để chiếm chỗ của chúng. Đó là điều mà quí vị, trong tư cách là một dân tộc, từ khước không chấp nhận”.
Trái lại, câu trả lời của chúng ta phải là một câu trả lời hy vọng và chữa lành, hòa bình và công chính. Chúng ta được yêu cầu kêu gọi lòng can đảm và trí thông minh để giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế và địa lý chính trị ngày nay…
Canh tân tinh thần cộng tác
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng những thách đố mà chúng ta đang đương đầu ngày nay đòi phải canh tân tinh thần cộng tác, vốn đã mang lại bao nhiêu điều tốt lành trong lịch sử Hoa Kỳ. Sự phức tạp, trầm trọng và cấp thiết của những thách đố ấy đòi chúng ta phải sử dụng tài lực của chúng ta, và quyết định nâng đỡ nhau, trong niềm tôn trọng những khác biệt và những xác tín lương tâm của chúng ta”.
”Tại đất nước này, những tôn giáo khác nhau đã góp phần rất lớn vào việc xây dựng và củng cố xã hội. Điều quan trọng là ngày nay cũng như trong quá khứ, tiếng nói của tín ngưỡng phải được tiếp tục lắng nghe, vì đó là một tiếng nói huynh đệ và yêu thương, tìm cách làm nổi bật những gì tốt đẹp nhất trong mỗi người và trong mỗi xã hội. Sự cộng tác ấy là một nguồn lực mạnh mẽ trong trận chiến loại bỏ những hình thức mới của nạn nô lệ trên thế giới, nảy sinh từ những bất công mà ta chỉ có thể khắc phục nhờ những chính sách mới và những hình thức đồng thuận mới trong xã hội.”
Quảng đại với người di dân
ĐTC nhắc đến Mục sư Martin Luther King, cách đây 50 năm đã hướng dẫn chiến dịch đạt tới giấc mơ đầy đủ dân quyền và chính quyền cho người Mỹ gốc Phi châu. Ngài nói: ”Giấc mơ ấy tiếp tục gợi hứng cho chúng ta. Tôi vui mừng vì Nước Mỹ tiếp tục là đất ”mơ” cho nhiều người. Những giấc mơ dẫn đến hành động, tham gia, dấn thân. Những giấc mơ thức tỉnh những gì sâu thẳm nhất và chân thực nhất trong đời sống con người”.
Từ ý tưởng trên đây, ĐTC đề cập thảm trạng người di dân và tị nạn, một vấn đề lớn đối với thế giới và cả nước Mỹ. Ngài nói:
”Thế giới chúng ta ngày nay đang đương đầu với một cuộc khủng hoảng tị nạn chưa từng có kể từ sau thế chiến thứ 2. Thực tại này đặt chúng ta trước những thách đố lớn và những quyết định cam go. Cả tại đại lục này hàng ngàn người bị thúc đẩy tiến về phương bắc để tìm kiếm những cơ may tốt đẹp hơn. Chúng ta đừng để mình bị kinh hãi vì con số của họ, nhưng hãy nhìn họ như những con người, nhìn khuôn mặt và lắng nghe lịch sử của họ, cố gắng làm những gì tốt đẹp có thể đáp ứng tìnht rạng cảu họ. Đáp lại một cách ngày càng nhân bản, công chính và huynh đệ hơn. Chúng ta phải tránh cám dỗ chung ngày nay, đó là gạt bỏ bất kỳ ai tỏ ra là người gây vấn đề. Chúng ta hãy nhớ khuôn vàng thước ngọc: ‘Hãy làm cho tha nhân điều bạn muốn người khác làm cho bạn” (Mt 7,12).
Kêu gọi bãi bỏ án tử hình
Tiếp tục bài diễn văn trước quốc hội Mỹ, ĐTC đề cập đến vấn đề án tử hình và ngay từ đầu sứ vụ, ngài đã hỗ trợ trên nhiều bình diện sự bãi bỏ án tử hình trên thế giới. Ngài nói: ”Tôi xác tín đó là con đường tốt đẹp, xét vì mỗi sự sống là thánh tiên, mỗi người có phẩm giá bất khả nhượng, và xã hội có thể được hưởng lợi nhờ sự phục hồi những người đã bị kết án vị tội ác”.
”Mới đây, các anh em GM của tôi ở Mỹ đã tái kêu gọi bãi bỏ án tử hình. Không những tôi hỗ trợ các GM nhưng còn hỗ trợ tất cả những người xác tín hữu một sự trừng phảt chính đáng và cần thiết không bao giờ được tránh né chiều kích hy vọng và mục tiêu phục hồi”.
Quan tâm nâng đỡ người nghèo
– Người Mỹ thứ 3 được ĐTC nhắc đến là Nữ tôi tớ Chúa Dorothy Day đã thành lập phong trào công nhân Công giáo. Sự dấn thân xã hội, lòng hay say của bà đối với công bằng và chính nghĩa của những người bị áp bức, đã lấy hứng từ Phúc Âm, từ niềm tin của bà và gương của các thánh.
Trong ý hướng đó, ĐTC khích lệ các đại biểu quốc hội Mỹ đừng quên tất cả những người nghèo quanh chúng ta. Ngài nói: ”Chúng ta cũng cần mang lại hy vọng cho họ. Cuộc chiến chống nghèo đói phải liên lỷ được thực thi trong nhiều mặt trận, nhất là nhắm giải quyết tận gốc rễ, những nguyên nhân gây ra nghèo đói. Tôi biết nhiều người Mỹ ngày nay cũng như trong quá khứ, đang làm việc để đương đầu với vấn đề này”.
ĐTC gợi đến điều ngài đã nói trong thông điệp ”Laudato sì”, là ”cần phải can đảm đối hướng đi, tránh những hậu quả nghiêm trọng nhất do sự suy thoái môi trường, vì những hoạt động con người gây ra. Tôi xác tín rằng chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt và tôi chắc chắn Hoa Kỳ, và quốc hội đây, có một vai trò quan trọng cần thi hành. Đây là lúc cần có những hoạt động can đảm và những chiến lược nhắm thực thi một nền văn hóa chăm sóc, một lối tiếp cận toàn diện để bài trừ nghèo đói, để trả lại phẩm giá cho những người bị gạt bỏ, và đồng thời chăm sóc thiên nhiên.”
Đối thoại và cộng tác
– Sau cùng, ĐTC nói đến cha Thomas Merton dòng Xitô Trappist ở Mỹ tiếp tục là một nguồn hứng tinh thần và là một nhà hướng dẫn cho nhiều người. Cha là người cầu nguyện, một tư tưởng gia và đã mở ra nhiều chân trời mới cho các linh hồn và Giáo Hội. Cha cũng là người đối thoại và thăng tiến hòa bình giữa các dân tộc và tôn giáo.
Trong viễn tượng đó, ĐTC cổ võ các nhà chính trị hãy có can đảm đối thoại, để ý đến quyền lợi của mọi người, phục vụ đối thoại và hòa bình. Điều này cũng đòi chúng ta phải tự hỏi: tại sao những võ khí gây chết chóc được bán cho những kẻ đề ra kế hoạch gây những đau khổ khôn tả cho con người và xã hội. Rất tiếc là, như chúng ta biết, câu trả lời chỉ là tiền bạc, tiền bạc đẫm máu và thường là máu người vô tội. Đứng trước sự im lặng ô nhục và tội lỗi ấy, chúng ta có nhiệm vụ phải đương đầu với vấn đề này và chặn đứng nạn buôn bán võ khí”.
Sau cùng, ĐTC nhắc đến đại hội các gia đình Công Giáo và Philadelphia và kêu gọi quốc hội Mỹ luôn quan tâm, nâng đỡ gia đình. Tương lai của những người trẻ, các thành phần gia đình, cũng là tương lai của chúng ta.
ĐTC đã được vỗ tay rất nhiều lần trong bài diễn văn tại quốc hội.
(G. Trần Đức Anh OP, RadioVaticana 24.09.2015)
ĐGH Phanxicô sẽ bắt tay với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình?
Trần Mạnh Trác 9/23/2015
|
Nếu không nhờ đọc lá thư cuả ĐGM Thaddeus Ma Daqin cuả Thượng Hải thì mọi người đã quên phắt đi là ông Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đang có mặt ở Hoa Kỳ. Không có báo chí nào đề cập tới việc ông đi công du Mỹ Châu trừ ra một vài tờ ở Seattle là nơi ông đến thăm.
Ông đã đến cùng một ngày như ĐTC, sự khác biệt là phi cơ cuả ĐTC đáp xuống ở bờ phiá Đông (Washington DC) còn phi cơ cuả ông thì ở bờ phiá Tây (Seattle).
Nhưng Đông và Tây không chỉ là sự khác biệt duy nhất. ĐTC Phanxicô, với tư cách là nguyên thủ cuả một quốc gia nhỏ nhất hành tinh, đã được cả hai vị Tổng Thống và Phó Tổng Thống HK ra đón tại chân cầu thang máy bay; còn ông Tập Cận Bình, vị chủ tịch cuả một nước lớn nhất và đông dân nhất hành tinh? người đón ông là vị thống đốc tiểu bang Washington Jay Inslee, không thấy có tin về một viên chức Liên Bang nào trong phái đoàn đón rước cả.
Những sự kiện tiếp theo còn thêm nhiều khác biệt hơn nữa.
Dân chúng đón rước ông Tập, báo chí cho nay có khoảng 100 người đứng đợi trước khách sạn Westin hotel nơi ông tạm trú để…la ó vì số đông là những đệ tử cuả môn phái Falun Gong. Có một số nhỏ những người ủng hộ ông cũng ráng giơ cao một biểu ngữ duy nhất “Hello President Xi” viết bằng hán văn.
Còn ĐTC? Các phóng sự cho hay nhiều người đã ăn rầm ở rề trước cửa toà Khâm Sứ để tìm cơ hội thoáng nhìn thấy Ngài, và sáng hôm nay, các sân cỏ cuả National Mall và Ellipse đã đầy người từ lúc 5g sáng, để đợi cho đến 11g trưa khi Ngài đi ngang qua, trên đường tới Nhà Thờ St. Matthew’s Cathedral. Nhiều toà giải tội đã được lập lên trong những khu vực có dân chúng tụ tập, và có không ít người đã đến hoà giải với Chuá.
Ngày mai, ĐTC sẽ đọc thông điệp trước lưỡng viện Quốc Hội. Không thấy nói gì về ông Tập Cận Bình.
Dĩ nhiên những sự khác biệt đó là do ở cảm tình của chủ nhà là Hoa Kỳ và mục đích cuả vị khách.
Ông Tập có mục đích là giao thương cho nên chỉ có những doanh nhân lớn mới đôn đáo chạy theo ông, còn ĐGH có mục đích là mục vụ, tức là săn sóc cho người dân, cho nên dân chúng hồ hởi chạy theo Ngài cũng là lẽ đương nhiên.
Chúng tôi xin không giám bàn về tư cách cuả hai vị khách ở đây, sợ bị phạm tội phạm thượng thì nguy hiểm lắm!
Nhưng giữa ĐGH và ông Chủ Tịch Tập cũng có một sự trùng hợp, đó là cả hai vị đều có chương trình đọc diễn văn trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 25.
Và vì thế mà hai vị đều có mặt ở Washington DC vào ngày 24 và ở New York vào ngày 25, do đó mà Đức Giám Mục phó Thaddeus Ma Daqin cuả Thượng Hải đã ước mơ hai người có một cái bắt tay với nhau.
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ Phong Thánh cho Cha Junipero Serra
[youtube]https://www.youtube.com/watch?v=eIemonH9kEc[/youtube]Hãy luôn hân hoan trong Chúa! Tô nói lần nữa, hãy hân hoan! Đó là những lời đáng lưu ý, những lời ảnh hưởng tới đời sống ta. Thánh Phaolô bảo chúng ta hãy vui mừng hân hoan; nói đúng ra, ngài ra lệnh cho chúng phải hân hoan vui mừng. Mệnh lệnh này cộng hưởng với ước nguyện của tất cả chúng ta muốn có một cuộc sống thành toàn, một cuộc sống có ý nghĩa, một cuộc sống hân hoan. Như thể Thánh Phaolô nghe thấy những điều mỗi người chúng ta đang suy nghĩ trong tâm trí và nói lên những điều chúng ta đang cảm nhận, những điều chúng ta đang trải nghiệm. Một điều gì đó rất sâu xa trong ta đang mời gọi ta hân hoan và bảo ta đừng bằng lòng với thuốc an thần chỉ giữ ta cảm thấy thoải mái.
Dù vậy, cùng một lúc, tất cả chúng ta đều biết có những cuộc chiến đấu trong đời sống hàng ngày. Xem ra có rất nhiều thứ đang chặn đường trước lời mời gọi hân hoan này. Lề thói hàng ngày của ta thường dẫn ta tới một thứ lãnh cảm ủ rũ từ từ trở thành một tập quán, với hậu quả nguy tử là tâm hồn ta trở nên tê cóng.
Ta không muốn để lãnh cảm hướng dẫn đời ta… hay ta muốn? Ta không muốn sức mạnh của tập quán thống trị đời ta… hay ta muốn? Nên ta hãy tự hỏi mình: ta phải làm gì để giữ cho trái tim ta khỏi bị tê cóng, khỏi bị gây mê? Ta phải làm thế nào để niềm vui Tin Mừng gia tăng và bén rễ sâu hơn trong đời sống ta?
Chúa Giêsu cho ta câu trả lời. Người nói với các môn đệ của Người lúc đó và Người nói điều ấy với chúng ta bây giờ rằng: Hãy ra đi! Hãy công bố! Niềm vui Tin Mừng là một điều để trải nghiệm, một điều để biết và một điều để chỉ có thể sống bằng cách cho nó đi, bằng cách tự cho mình ta đi.
Tinh thần thế gian này bảo ta nên giống như bất cứ ai khác, là bằng lòng với những gì dễ dãi. Đứng trước lối suy nghĩ phàm trần này, “ta phải phhục hồi xác tín này: ta cần có nhau, ta có trách nhiệm chung đối với nhau và đối với thế giới” (Laudato Si, 229). Đó là trách nhiệm công bố sứ điệp của Chúa Giêsu.Vì nguồn hân hoan của ta là “ước nguyện không cùng được tỏ lòng thương xót, vốn là hoa trái của việc ta trải nghiệm được sức mạnh của lòng thương xót vô hạn của Chúa Cha” (Evangelii Gaudium, 24). Hãy ra đi gặp mọi người, hãy công bố bằng cách xức dầu, và hãy xức dầu bằng cách công bố. Đó là điều Chúa dạy ta hôm nay. Người bảo ta:
Kitô hữu tìm thấy niềm vui trong việc được sai đi: Hãy đi gặp gỡ người thuộc mọi quốc gia!
Kitô hữu cảm nghiệm hân hoan bằng cách tuân giữ giới răn: Hãy ra đi và công bố tin mừng!
Kitô hữu tìm được niềm vui luôn mới mẻ bằng cách đáp lại ơn gọi: Hãy ra đi và xức dầu!
Chúa Giêsu sai các môn đệ đi khắp các quốc gia. Đến với mọi người. Chúng ta cũng thế, chúng ta là thành phần của mọi con người ấy từ hai ngàn năm trước đây. Chúa Giêsu không cung cấp bản tên rút ngắn liệt kê ai xứng đáng, ai không xứng đáng tiếp nhận sứ điệp của Người, sự hiện diện của Người. Thay vào đó, Người luôn ôm lấy sự sống khi thấy sự sống ấy. Trong những gương mặt đau đớn, đói ăn, bệnh tật hay tội lỗi. Trong những gương mặt thương tích, khát uống, mệt mỏi, nghi ngại và đáng thương. Không hề chờ mong một đời sống tươi đẹp, ăn mặc bảnh bao, trang điểm sạch sẽ, Người ôm lấy bất cứ đời sống nào khi thấy nó. Bất kể nó dơ bẩn, lôi thôi, tan nát như thế nào. Chúa Giêsu dạy: Hãy ra đi và cho mọi người biết tin mừng.
Hãy ra đi và nhân danh Thầy ôm ấp sự sống trong tình trạng hiện hữu của nó, chứ không phải trong tình trạng các con muốn nó phải là. Hãy ra đi tới các xa lộ và đường vòng, hãy ra đi rao giảng tin mừng cách không sợ hãi, không thiên kiến, không tự tôn, không thương hại, cho tất cả những ai đã đánh mất niềm vui sống. Hãy ra đi công bố vòng tay thương xót của Chúa Cha. Hãy ra đi tới những người đang bị đớn đau và thất bại đè nặng, những người đang cảm thấy đời mình trống rỗng, và hãy công bố việc người ta coi là điên rồ của Chúa Cha đầy yêu thương vẫn cứ muốn xức dầu hy vọng, dầu cứu rỗi cho họ. Hãy ra đi công bố tin mừng này: lầm lạc, ảo giác đánh lừa và giả dối không hề có tính quyết định trong đời một con người. Hãy ra đi với dầu thơm xoa dịu các vết thương và chữa lành các tâm hồn.
Việc sai đi không bao giờ là thành quả của một chương trình đã được đặt kế hoạch cách hoàn hảo hay một cẩm nang được sắp xếp đàng hoàng. Việc sai đi luôn luôn là thành quả của một đời sống biết những điều cần được tìm ra và chữa lành, cần được gặp gỡ và tha thứ. Việc sai đi phát sinh từ một cảm nghiệm thường hằng về việc xức dầu đầy xót thương của Thiên Chúa.
Giáo Hội, Dân Thánh của Thiên Chúa, luôn bước trên những nẻo đường bụi bặm của lịch sử, rất thường được qua lại bởi tranh chấp, bất công và bạo lực, mới mong gặp được con cái mình, anh chị em mình. Dân thánh và tín trung của Thiên Chúa không sợ bị lạc đường; họ không sợ trở thành tự khép kín, đông đá thành những thành phần ưu tú, chỉ muốn bám vào sự an toàn của riêng mình. Họ biết rằng tự khép kín, trong mọi hình thức mình tiếp nhận, là nguyên nhân tạo ra rất nhiều lãnh cảm như trên.
Do đó, ta hãy ra đi, hãy ra đi để đem đến cho mọi người sự sống của Chúa Giêsu Kitô (Evangelii Gaudium, 49). Dân Thiên Chúa có thể ôm lấy mọi người vì chúng ta đều là môn đệ của Đấng từng qùy xuống trước mặt các môn đệ của Người mà rửa chân cho họ (ibid., 24).
Lý do chúng ta có mặt ở đây hôm nay là: nhiều người khác muốn đáp lại lời kêu gọi trên. Họ tin rằng “sự sống lớn mạnh nhờ được cho đi, và nó sẽ trở nên yếu ớt trong cô lập và êm ái” (Aparecida Document, 360). Chúng ta vốn là những người thừa hưởng tinh thần truyền giáo mạnh dạn của không biết bao nhiêu người nam nữ từng không thích “bị khép kín trong các cơ cấu chỉ đem lại cho ta cảm thức an toàn lầm lẫn… trong các thói quen khiến ta cảm thấy an ổn, trong khi người ta đang chết lả ở ngay ngoài cửa nhà mình” (Evangelii Gaudium, 49). Chúng ta mắc nợ một truyền thống, một chuỗi chứng tá từng làm cho các tin vui của Tin Mừng trở thành vừa “tốt” vừa “mới” đối với mọi thế hệ.
Hôm nay, chúng ta tưởng nhớ một trong các chứng tá ấy, người đã chứng thực niềm vui Tin Mừng trên lãnh thổ này, Cha Junipero Serra. Ngài là hiện thân của một “Giáo Hội chịu ra đi”, một Giáo Hội lên đường, đem lòng âu yếm đầy hoà giải của Thiên Chúa tới mọi nơi. Junípero Serra rời bỏ quê hương và lối sống của ngài. Ngài phấn khởi nghĩ tới những con đường mòn nóng rực, ra đi gặp gỡ nhiều người, học hỏi và trân quí các tập quán và lối sống đặc thù của họ. Ngài học hỏi cách làm thế nào phát sinh và nuôi dưỡng sự sống Thiên Chúa trên gương mặt bất cứ ai ngài gặp; ngài biến họ thành anh chị em của ngài. Junípero tìm cách bảo vệ phẩm giá cộng đồng bản địa, che chở nó chống lại những ai từng xử tệ và lạm dụng nó. Sự xử tệ và các tội ác vẫn còn làm chúng ta ngày nay bối rối, nhất là vì các thương tích họ gây ra trong đời sống nhiều người.
Cha Serra có một khẩu hiệu luôn linh hứng cho đời sống và việc làm của ngài, một khẩu hiệu được ngài sống suốt đời, đó là: siempre adelante! Luôn tiến lên phía trước! Đối với ngài, đây là cách thế để tiếp tục cảm nghiệm được niềm vui Tin Mừng, để giữ cho trái tim ngài kkỏi bị tê cóng, khỏi bị gây mê. Ngài tiếp tục tiến lên phía trước, vì Chúa đang đợi ngài. Ngài tiếp tục bước đi, vì anh chị em ngài đang đợi ngài. Ngài tiếp tục bước đi cho tới lúc chấm dứt cuộc đời. Hôm nay, giống như ngài, ước chi chúng ta cũng có thể nói rằng: Hãy tiến lên phía trước! Hãy tiếp tục tiến lên phía trước!
Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ đầu tiên trong chuyến tông du tại Hoa Kỳ
Thánh lễ được cử hành tại Vương cung thánh đường Đền thờ quốc gia Nữ Vương Vô Nhiễm Nguyên Tội (Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception). Đây là một thánh đường rất lớn và rất đẹp ở Washington DC. Có lẽ đây là nhà thờ Công giáo lớn nhất nước Mỹ.
Có khoảng 25.000 người cùng hiệp dâng thánh lễ với Đức Giáo Hoàng.
Một gia đình người Argentina đã đi qua 13 quốc gia với khoảng 13.000 dặm (khoảng 21.000 km) trong 194 ngày để đến Philadelphia gặp Đức Giáo Hoàng.
Báo chí Mỹ coi đây như là một phép lạ, vì theo như lời kể của gia đình, mỗi khi gặp khó khăn đều gặp được “người Samaria nhân lành” ( x.Lc 10,25-37) giúp đỡ.
Xin Thiên Chúa chúc phúc cho Hoa Kỳ! Bài diễn văn của Đức Phanxicô tại Nhà Trắng
Kính thưa Tổng Thống
Tôi biết ơn sâu xa sự nghinh đón của ngài nhân danh mọi người Hoa Kỳ. Là con trai của một gia đình di dân, tôi rất hạnh phúc được là khách tại đất nước này, mà phần lớn đã được các gia đình như thế xây dựng. Tôi mong đợi những ngày đầy gặp gỡ và đối thoại này, trong đó, tôi hy vọng được lắng nghe, được chia sẻ nhiều hy vọng và giấc mơ của nhân dân Hoa Kỳ.
Trong chuyến viếng thăm của tôi, tôi sẽ được vinh dự nói chuyện với Quốc Hội, nơi, với tư cách người anh em của đất nước này, tôi hy vọng có thể ngỏ những lời khuyến khích những ai được ơn gọi hướng dẫn tương lai chính trị của quốc gia trong sự trung thành với các nguyên tắc lập quốc của họ. Tôi cũng sẽ tới Philadelphia dự Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới Lần Thứ Tám, để cử hành và hỗ trợ
các định chế hôn nhân và gia đình vào thời điểm đang có tính khủng hoảng này của lịch sử văn minh ta.
Kính thưa Tổng Thống, cùng với các đồng công dân Hoa Kỳ của họ, người Công Giáo Hoa Kỳ đang dấn thân cho việc xây dựng một xã hội thực sự khoan dung và có tính bao gồm, cho việc bảo vệ các quyền cá nhân và cộng đồng, cho việc bác bỏ mọi hình thức kỳ thị bất công. Cùng với vô vàn người thiện chí khác, họ cũng đang mong mỏi rằng các cố gắng xây dựng một xã hội công chính và có trật tự khôn ngoan hãy tôn trọng các lưu tâm sâu xa nhất và các quyền tự do tôn giáo của họ. Rằng tự do hãy mãi mãi là một trong các sở hữu qúy giá nhất của Hoa Kỳ. Và, như các hiền huynh của tôi, các giám mục Hoa Kỳ, từng nhắc nhở chúng ta, mọi người, chính trong tư cách công dân tốt, đều được mời gọi phải cảnh giác trong việc duy trì và bảo vệ tự do này chống lại tất cả những gì có thể đe dọa hoặc gây thiệt hại cho nó.
Kính thưa Tổng Thống, tôi thấy được khuyến khích khi ngài đề ra sáng kiến giảm thiểu việc ô nhiễm không khí. Khi chấp nhận sự khẩn trương, thì đối với tôi điều cũng rõ ràng là thay đổi khí hậu là một vấn đề mà chúng ta không thể để lại cho thế hệ tương lai nữa. Khi nói tới việc chăm sóc “căn nhà chung” của chúng ta, chúng ta quả đang sống trong một thời điềm nguy kịch của lịch sử. Tuy nhiên, ta vẫn có thì giờ để thực hiện sự thay đổi cần thiết cho việc đem lại “một sự thay đổi lâu dài và toàn diện, vì chúng ta biết rằng sự vật vốn có thể thay đổi” (Laudato Si’, 13).
Sự thay đổi này đòi chúng ta phải thừa nhận một cách nghiêm chỉnh và có trách nhiệm một thứ thế giới ta có thể để lại không những cho con cháu ta, mà còn cho hàng triệu con người đang sống dưới một hệ thống đang coi thường họ. Căn nhà chung của chúng ta vốn từng là một phần của nhóm người bị loại trừ này, nhóm người đang kêu la tới trời và tiếng kêu này hiện đang mạnh mẽ vọng tới các mái ấm ta, các thành phố ta và các xã hội ta. Nói như câu nói nhiều ý nghĩa của Mục Sư Martin Luther King, ta có thể nói rằng chúng ta đã không trả được món nợ hứa hẹn thì nay là lúc ta phải trả nó.
Nhờ đức tin, chúng ta biết rằng “Đấng Tạo Hóa không hề bỏ rơi chúng ta; Người không bao giờ từ bỏ kế hoạch yêu thương của Người cũng như hối hận vì đã dựng nên ta. Nhân loại vẫn có khả năng làm việc với nhau để xây dựng căn nhà chung của mình” (Laudato Si’, 13). Là Kitô hữu, được sự chắc chắn này linh hứng, chúng ta muốn dấn thân cho việc chăm sóc căn nhà chung của ta một cách có ý thức và có trách nhiệm.
Các cố gắng được thực hiện gần đây nhằm hàn gắn các mối liên hệ từng bị gẫy đổ và nhằm mở ra những cánh cửa hợp tác mới trong gia đình nhân loại nói lên những bước đi tích cực dọc theo con đường hòa giải, công lý và tự do. Tôi muốn mọi người thiện chí nam nữ của quốc gia vĩ đại này hỗ trợ các cố gắng của cộng đồng quốc tế nhằm che chở những người yếu thế trong thế giới ta và nhằm kích thích các mô thức phát triển có tính toàn diện và bao gồm, để anh chị em chúng ta khắp thế giới biết được các hồng phúc hòa bình và thịnh vượng mà Thiên Chúa hằng muốn dành cho mọi con cái của Người.
Kính thưa Tổng Thống, một lần nữa, tôi xin cám ơn ngài vì sự nghinh đón của ngài, và tôi mong được hưởng những ngày này trên quê hương ngài. Xin Thiên Chúa chúc phúc cho Hoa Kỳ!
VIDEO Đức Giáo Hoàng gặp Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Óc
LỊCH LÀM VIỆC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG TẠI MỸ
Thứ Tư 23-09: [Xem Video đón ĐTC tại Phi trường Quân sự Andrews – Full]
09g15: Nghi thức chào đón tại Nhà Trắng và hội kiến với Tổng thống Mỹ. [Xem Video – Full]
11g30: ĐTC Phanxicô gặp các Giám mục Hoa Kỳ tại Nhà thờ Chính tòa Washington. [Xem Video Full]
16g15: ĐTC Phanxicô dâng Thánh lễ ở Đền thánh Quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm, Washington, để tuyên Hiển thánh cho Chân phước Junipero Serra.
Thứ Năm 24-09:
09g20: ĐTC Phanxicô sẽ viếng thăm và đọc diễn văn tại Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ
11g15: ĐTC Phanxicô thăm Trung tâm Bác ái giáo xứ Thánh Patrick, Washington, tại đây ngài gặp các người vô gia cư.
16g00: ĐTC Phanxicô đáp máy bay đi New York, đến phi trường Kennedy 1 giờ sau đó.
16g45: ĐTC Phanxicô dự buổi kinh chiều với hàng giáo sĩ, tu sĩ nam nữ tại Nhà thờ Chính tòa Thánh Patrick, Giáo phận New York.
Thứ Sáu 25-09:
08g30: ĐTC Phanxicô đọc diễn văn tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York
11g30: ĐTC Phanxicô có buổi gặp gỡ liên tôn ở nơi tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố tháp đôi, Ground Zero ở New York.
16g00: ĐTC Phanxicô thăm trường “Đức Mẹ các thiên thần” và gặp các trẻ em, các gia đình di dân ở khu phố nghèo Harlem.
18g00: ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ tại Công viên Madison Square, New York.
Thứ Bảy 26-09:
08g40: ĐTC Phanxicô đáp máy bay đi Philadelphia nơi diễn ra Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới lần thứ 8.
10g30: ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ cùng với các giám mục, linh mục tại Nhà thờ Chính tòa Thánh Phêrô và Phaolô của giáo phận.
16g45: ĐTC Phanxicô có cuộc gặp gỡ về tự do tôn giáo với cộng đoàn người nói tiếng Tây Ban Nha, và những người nhập cư tại Công viên Independence Mall.
19g30: ĐTC Phanxicô chủ sự lễ hội gia đình tại khu vực đại lộ Benjamin Franklin Parkway, Philadelphia.
Chúa Nhật 27-09:
Sáng Chúa Nhật ĐTC Phanxicô gặp các giám mục đến dự Đại Hội các Gia đình tại Đại chủng viện thánh Carlo Borromeom.
11g00: ĐTC Phanxicô thăm các tù nhân tại Trung tâm cải huấn Curran-Fromhold ở Philadelphia.
16g00: ĐTC Phanxicô dâng Thánh lễ bế mạc Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới lần thứ 8 tại khu Đại lộ Benjamin Franklin.
19g00: ĐTC Phanxicô chào thăm và cám ơn ban tổ chức cùng các thiện nguyện viên, sau đó ngài lên máy bay trở về Roma, dự kiến sẽ đến phi trường Ciampino vào lúc 10 giờ sáng thứ Hai 28-9.
(Theo http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20150923/32170)
Đức Thánh Cha đến Hoa Kỳ trong chuyến tông du lịch sử
Lúc 16h chiều giờ địa phương ngày thứ Ba 22 tháng 9, máy bay của Đức Thánh Cha đã đáp xuống phi trường quân sự Andrews của thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Hoa Kỳ, với diện tích lên đến 9,372,616 km2, có 316,253,000 dân, trong đó có 71,796,000 người Công Giáo, chiếm 22.7 phần trăm dân số. Trong 196 giáo phận, có 18,256 giáo xứ và 2,183 trung tâm mục vụ.
Giáo Hội tại Hoa Kỳ hiện có 457 giám mục, 40,967 linh mục, 55,390 tu sĩ nam nữ, 381,892 giáo lý viên và 5,829 chủng sinh.
Giáo Hội có 11,265 trung tâm giáo dục Công Giáo, từ mầm non đến đại học. Về các trung tâm bác ái và xã hội, Giáo Hội tại Hoa Kỳ có 888 bệnh viện và phòng khám, hai trung tâm dành cho người bị bệnh phong, 1,152 trung tâm dành cho người già hoặc người tàn tật, 1,090 trẻ mồ côi, 981 trung tâm tư vấn gia đình và một số đông đảo các trung tâm khác phò sinh, và 4,295 trung tâm đặc biệt dành cho việc giáo dục nhằm tái hội nhập vào xã hội.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Hình ảnh gây ấn tượng nhất cho giới truyền thông tại Hoa Kỳ là Đức Thánh Cha đã di chuyển trên chiếc Fiat nhỏ bé. Cho nên, chúng tôi mạn phép trình bày hình ảnh ấn tượng này trước.
Trong vài giờ nữa, chúng tôi sẽ trình bày với quý vị và anh chị em chi tiết về nghi thức đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô tại căn cứ không quân Andrews của thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang thấy đây là sau buổi lễ đón tiếp, tổng thống Obama đang đi cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô đi ra chiếc Fiat nhỏ bé đang chờ sẵn ngài để đưa Đức Thánh Cha về nghỉ tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Thánh Cha Phanxicô đã được tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và đệ nhất phu nhân Michelle Obama đón tiếp trên đường băng tại căn cứ không quân Andrews.
Đây là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Obama đã chào đón một quốc khách tại ngay trên đường băng vào thời điểm đáp xuống đất Mỹ. Thông thường các tổng thống Hoa Kỳ thường chỉ đón các vị khách tại Tòa Bạch Cung.
Tuy nhiên đối với người tiền nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô, là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Tổng thống George W. Bush và phu nhân Laura Bush đã thân hành đến căn cứ không quân ở Maryland để chào đón ngài.
Tiền lệ đã được đặt ra. Có lẽ vì lý do đó nên cuộc đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô đã diễn ra ngay tại đây.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chuyến thăm này đánh dấu cuộc gặp gỡ lần thứ hai giữa Đức Thánh Cha Phanxicô với Tổng thống Obama. Lần gặp gỡ đầu tiên đã diễn ra tại Vatican hồi tháng 3 năm 2014.
Phóng sự của hãng tin ABC News về không khí người dân Mỹ chờ đón Đức Giáo Hoàng tại Apostolic Nunciature, nơi mà Ngài sẽ ở trong suốt chuyến viếng thăm Washington D.C., thủ đô nước Mỹ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm đầu tiên của ngài
Tin của New York Time cho hay Đức Giáo Hoàng đã đuợc đón tiếp trọng thể tại Washington vào buổi chiều Thứ Ba khi ngài bắt đầu cuộc viếng thăm Hoa Kỳ đầu tiên của ngài với quyết tâm thúc giục siêu cường cuối cùng của thế giới phải làm nhiều hơn nữa trong việc chăm sóc hành tinh và những cư dân bị đẩy qua bên lề hơn hết.
Máy bay của ngài lượn ra khỏi bầu trời đầy mây để đáp xuống Phi Trường Hỗn Hợp Andrews, một địa điểm ấn tượng vẫn được biết dưới tên Căn Cứ Không Lực Andrews nhiều hơn và là bản doanh của đoàn máy bay của Tổng Thống. Lúc Đức Giáo Hoàng bước khỏi máy bay, ngài được nghinh đón bởi Tổng Thống Obama, Phó T63ng Thống Joseph R. Biden Jr. và các bà vợ của họ, Michelle Obama và Jill Biden.
Việc Đức Giáo Hoàng tới đây là để bắt đầu chuyến viếng thăm 6 ngày sẽ đưa ngài từ đây tới New York và Philadelphia những nơi ngài sẽ cử hành các Thánh Lễ trước những đám đông vĩ đại, sẽ chủ tọa nghi lễ phong thánh đầu tiên trên đất Hoa Kỳ, sẽ đọc diễn văn trước Quốc Hội và gây không ít căng thẳng trong sứ điệp của ngài. Nhiều chủ đề của ngài trùng hợp với các chủ đề của Ông Obama, nhưng chúng cũng sẽ khác biệt một cách có ý nghĩa sẽ làm chuyến đi thêm ý nhị.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trở thành vị giáo hoàng thứ ba thăm viếng Washington và do đó, cả thủ đô nhộn nhịp đón tiếp ngài. Một vòng đai an ninh rộng lớn đã được thiết lập suốt từ Đồi Capitol tới Tòa Bạch Ốc và Tòa Khâm Sứ, nơi ngài cư ngụ, gồm việc đóng nhiều đường và hạn chế người đi bộ. Hàng ngàn cư dân và du khách ra khỏi thành phố sẵn sàng tụ về những địa điểm ngài dự trù dừng lại và các chính khách thuộc mọi mầu sắc đều đang “nhận vơ” thế giá của ngài cho các nghị trình của mình.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới đây từ Cuba nơi ngài vừa kết thúc chuyến viếng thăm 4 ngày vào sáng Thứ Ba ngay tại trung tâm tôn giáo và cách mạng của nước này, sau khi viếng đền vị Quan Thầy của cả nước tại El Cobre và ngỏ lời cuối cùng với nhân dân Cuba từ thành phố Santiago de Cuba.
Ngài cử hành Thánh Lễ tại một nhà thờ gần vùng núi Sierra Maestra nơi có đền thờ Nữ Trinh Bác Ái xây trong thế kỷ 19. Đền thờ này giữ bức tượng được người Công Giáo của xứ sở hết sức sùng kính: đó là một bức tượng Đức Nữ Trinh Maria nhỏ bằng gỗ được các ngư phủ tìm thấy cách nay hơn 400 năm.
Sau đó, ngài đưa ra lời ca ngợi gia đình trong bài giảng cuối cùng của ngài tại Nhà Thờ Chánh Tòa Đức Mẹ Lên Trời ở Santiago de Cuba,
ví các bài học Chúa dạy với các bài học trong gia đình. “Không có gia đình, không có hơi ấm của gia đình, đời trở thành trống rỗng, làm yếu đi các mạng lưới vốn nâng đỡ ta trong nghịch cảnh, nuôi dưỡng ta trong cuộc sống hàng ngày và động viên ta xây dựng một tương lai tốt hơn” ngài nói thế với những người hiện diện.
Hàng trăm khách đã được Tòa Khâm Sứ mời tới nghinh đón Đức Giáo Hoàng tại Sân Bay Andrews. Họ đứng chờ ngài trên một khán đài bằng kim loại. Khoảng hơn 10 nhà lãnh đạo Giáo Hội cũng đã được mời tham gia với Tổng Thống Obama, Ông Biden và các bà vợ của họ trên sân bay, trong khi hàng quân danh dự đứng nghiêm chỉnh và một ban nhạc học đường trình diễn. Ông Obama mang theo các con gái Malia và Sasha, và mẹ vợ, Marian Robinson, trong khi Ông Biden mang theo hai đứa cháu, Maisy và Finnegan.
Không dự tính có bài diễn văn nào khi Đức Giáo Hoàng tới đây nhưng Vatican chọn 4 trẻ em thuộc lớp 1, lớp 3 và lớp 7 từ nhiều trường Công Giáo khác nhau thuộc vùng Washington để nghinh đón ngài, một em mang bó hoa. Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã đi riêng về Tòa Khâm Sứ nghỉ đêm.
Việc Tổng Thống đích thân nghinh đón là dấu chỉ sự kính trọng. Các tổng thống ít khi nghinh đón các khách ngoại quốc tại Phi Trường Andrews, thay vào đó, chờ họ tới Tòa Bạch Ốc. Lần duy nhất Ông Obama tới Phi Trường này để nghinh đón một nguyên thủ quốc gia là năm ngoái khi ông đón Tổng Thống François Hollande của France tới thăm, chỉ bởi vì ngay sau đó, hai vị tổng thống cùng lên Không Lực Một để tới Charlottesville, Va.
Nhưng Tổng Thống Bush cũng đã có ngoại lệ vào năm 2008 khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tới thăm. Bởi thế Ông Obama đã theo gương. Ông BIden, phó tổng thống Công Giáo đầu tiên của đất nước, rất mong được diện kiến với Đức Giáo Hoàng.
Tòa Bạch Ốc tìm cách nhấn mạnh các tương đồng giữa Tổng Thống và Đức Giáo Hoàng, trong khi lờ đi các lãnh vực bất đồng.Ông Earnest, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc nói rằng: “Cả Tổng Thống Obama lẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong suốt nghiệp vụ của các vị, đã chứng tỏ dấn thân cho các giá trị liên quan tới công lý xã hội và kinh tế”.
Hôm Thứ Ba, một số dân biểu Dân Chủ công bố ba cuốn video ngắn khẩn khoản xin Đức Giáo Hoàng đề cập tới di dân, thay đổi khí hậu và nghèo đói trong bài diễn văn trước Quốc Hội của ngài. Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders của Vermont, đang vận động ra tranh cử tổng thống cho Đảng Dân Chủ, tham gia với các công nhân khế ước và lương thấp làm việc tại Đồi Capitol và nhiều tòa nhà liên bang đang đình công để đòi lương cao hơn và được quyền tham gia công đoàn.
Ở phía bên kia cuộc chiến ý thức hệ, những người chống phá thai hy vọng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thúc đẩy các cố gắng của họ trong việc áp đặt các giới hạn mới lên thủ tục phá thai và hủy bỏ việc tài trợ cho “công ty” phá thai Planned Parenthood. Chỉ mấy giờ trướ ckhi ngài tới, các thượng nghị sĩ Cộng Hòa đã cố gắng nhưng thất bại trong cuộc vận động ngăn cấm việc phá thai sau 20 tuần thai nghén.
Ấy thế nhưng, Đức Phanxicô cũng có thể đưa ra các điểm thách thức cả hai đảng, nhất là nếu ngài lặp lại các nhận xét chống lại điều ngài coi là quá lạm của việc hoàn cầu hóa và của chủ nghĩa tư bản. Và ngài cũng có thể làm cà Tòa Bạch Ốc lẫn Quốc Hội khó chịu nếu ngài thúc giục họ phải làm nhiều hơn để giúp người tỵ nạn Syria đang tràn vào Âu Châu; Ông Obama đã ra lệnh nhận thêm 10,000 người Syria vào năm tới, nhưng điều này chỉ là một bách phân nhỏ so với những gì các nhóm nhân quyền đã khuyến cáo.
Kết thúc tông du Cuba: có phép lạ mưa xuống nhưng không khí tự do thì vẫn phải chờ
Trần Mạnh Trác 22/9/2015
|
Những cơn mưa
Không uổng sự mong chờ cuả nhiều tháng nay, người dân Cuba vui mừng cho biết cuộc tông du cuả ĐTC Phanxicô đã đem đến cho họ nhiều ơn phúc, và ngay cả những cơn mưa nữa. Sau một muà hạn hán dài, mưa đã đổ xuống hôm thứ Hai trên hầu hết lãnh thổ, đài khí tượng loan báo sẽ còn có mưa nữa vào thứ Ba. Người ta đã gọi đó là ‘những giọt nước thánh’.
Người ta đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc tông du này, hy vọng rằng vị giáo hoàng đầu tiên cuả Mỹ Châu sẽ thuyết phục được ông Chủ Tịch Raul Castro đưa đất nước ra khỏi sự cô lập lâu dài – và chấm dứt nhiều thập niên sách nhiễu, đàn áp và bắt giam những người bất đồng chính kiến.
Nhưng nhiều chuyên gia cho biết rằng khả năng của việc Đức Thánh Cha có thể làm thay đổi một chính sách thì hạn chế lắm. Dù cho những điều Ngài rao giảng về dân chủ sẽ một ngày nào đó tạo ra những hiệu quả, nhưng cái ngày đó thì còn xa xôi lắm.
Và Toà Thánh cũng có vẻ cẩn thận trước những kỳ vọng như thế. Tình hình nhân quyền của quốc gia này vẫn còn ảm đạm, theo báo cáo mới nhất cuả Human Rights Watch về Cuba.
Đàn áp tiếp tục
Một thanh niên van xin ĐTC can thiệp cho tự do
“Chính quyền Cuba vẫn tiếp tục đàn áp những người bất đồng chính kiến và ngăn cản những lời chỉ trích công khai”, nhóm nhân quyền báo cáo. “Dù cho trong những năm gần chính quyền đã không còn áp dụng những bản án tù dài hạn để trừng phạt những người phê bình, nhưng những cuộc bắt bớ tùy tiện ngắn hạn thì đã tăng lên đáng kể.”
Trong chuyến viếng thăm của DGH Phanxicô, nhiều nhà hoạt động nhân quyền cho biết họ bị mắc kẹt trong nhà của họ, được canh giữ bởi nhân viên an ninh.
Ủy ban Nhân quyền và Hòa giải Quốc gia Cuba báo cáo có 768 vụ bắt giữ ngắn hạn vào tháng trước, một tổng số cao nhất trong năm nay.
Cảnh sát thường giữ họ để thẩm vấn tại đồn. Nhưng đôi khi họ bị đưa ra khỏi thị trấn, bắt đứng dưới trời nắng, hoặc phải ngồi chờ bên trong một xe buýt nóng nực.
Cuộc ân xá 3.522 tù nhân vào tuần trước được coi là một cử chỉ hòa giải cuả chính quyền, nhưng trong số đó không hề có một người nào của số 60 tù nhân chính trị mà ‘Ủy ban bất đồng chính kiến về Nhân quyền và Hòa giải Quốc gia’ cuả Cuba đã liệt kê ra.
“Ông Raul đã rất khôn khéo trong việc tạo ra một hình ảnh của mình như là một nhà cải cách, bằng cách nới lỏng một số lãnh vực trong nền kinh tế, nhưng những cải cách đó thì rất nhỏ và không làm thay đổi quyền kiểm soát tuyệt đối của chính phủ trên nền kinh tế,” theo lời ông Sebastian Arcos, một cựu tù nhân chính trị đã chạy thoát khỏi Cuba cách đây 22 năm và đang cư ngự ở Florida . Hiện nay, ông là phó giám đốc của Viện Nghiên cứu Cuba tại Đại học Quốc tế Florida ở Miami.
Hiến pháp Cuba cho phép tự do ngôn luận nhưng phải “định hướng xã hội chủ nghĩa,”nghiã là việc đàn áp những người bất đồng chính kiến là hợp pháp và cần thiết, dù cho người đó chỉ dừng lại, hay đơn giản chỉ có ý tham dự một cuộc biểu tình mà thôi.
Có áp lực từ Giáo Hội?
Có vẻ như Đức Thánh Cha đã thúc đẩy ông Castro trong diễn từ vào tối thứ Bảy ở sân bay quốc tế Havana. Ngài đề cập đến những người bất đồng chính kiến ở Cuba hoặc đang lưu vong ở Mỹ, khi nói rằng Ngài rất lấy làm tiếc vì “có nhiều người, vì nhiều lý do, Ngài không thể gặp được.”
Hai người bất đồng chính kiến nổi tiếng, Marta Beatriz Roque và Miriam Leiva, đã được Vatican mời để tham dự buổi kinh chiều với ĐGH trong ngôi nhà thờ lịch sử của Havana. Nhưng họ nói rằng đã bị nhân viên an ninh bắt giữ và bị cấm tham dự sự kiện này.
Bà Roque và bà Leiva cho biết họ còn được Vatican mời gặp Đức Giáo Hoàng tại toà đại sứ của Tòa Thánh, nhưng cũng bị bắt giữ vào dịp đó nữa.
Một viễn cảnh mờ mịt.
Phóng viên Arcos nghĩ rằng cuộc tông du này sẽ không tạo ra một thay đổi nào trên những gì mà ông gọi là “sự thiếu tự do kinh hoàng” ở Cuba.
“Người Cuba đang hy vọng có những cải cách dân chủ nhiều hơn và họ sẽ phải thất vọng,” ông nói. “Castro đang hy vọng sẽ được hưởng đôi chút cái hương thơm kỳ diệu cuả Đức Phanxicô. Nỗi lo sợ của tôi là chuyến viếng thăm này sẽ củng cố thêm tính hợp pháp chính trị của chế độ. ”
Sự lạm dụng của chính phủ có thể vẫn tiếp tục, theo ý kiến cuả Giáo sư Greg Weeks, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Bắc Carolina ở Charlotte.
“Kết quả có thể là: những thông điệp cuả Đức Giáo Hoàng sẽ được coi như là tôn giáo hơn là chính trị. Ngài nói về quyền con người nhưng không chỉ trích trực tiếp chính quyền Cuba. Nhìn chung, những điều Ngài nói sẽ thấm nhuần vào tận xương tuỷ hầu như caủ tất cả mọi người, nhưng không phải là một tia lửa làm mồi cho những thay đổi nhanh chóng, ” Giáo sư Greg Weeks viết.
Thêm vào đó những công việc cuả những người bất đồng chính kiến ở Cuba cũng không tự giúp họ được bao nhiêu.
Hầu hết người dân Cuba không có nhiều thiện cảm về họ, tin rằng họ phần lớn được trợ giúp bởi số tiền $ 30 triệu trợ giúp cuả Mỹ qua các chương trình thúc đẩy dân chủ ở Cuba. Số tiền đó đưa vào Cuba qua các nhóm phi chính phủ.
Những ‘Thiếu Phụ áo Trắng’ (Ladies in White) thường biểu tình sau Thánh Lễ mỗi ngày Chúa Nhật, thừa nhận rằng những người đi biểu tình sẽ được trả $ 30 cho mỗi cuộc tuần hành, là một số tiền lớn so với mức lương trung bình hàng tháng của Cuba.
“Các phương tiện truyền thông chính thống mô tả những người đối kháng tại Cuba là những chiến sĩ tự do dũng cảm. Nhưng đó là một phần của những gì mà tôi gọi là sự sai lạc liên tục về thực trạng tại Cuba,” theo lời ông Arnold August, một tác giả ở Montreal. Ông August thường có một cái nhìn thiện cảm với chính quyền Cuba hơn hầu hết các nhà phân tích khác.
Vai trò cuả Giáo Hội
Đã có người lạc quan cho rằng Giáo Hội có thể làm Cuba thay đổi như nhiều lần trước đây. Như những cuộc tông du cuả Đức John Paul II (năm 1998,) và cuả Đức Bênêđictô XVI (năm 2012,) cả hai lần đều giúp mở rộng các quyền tự do cho Giáo Hội Công Giáo ở Cuba, từng phải hoạt động trong bóng tối sau cuộc cách mạng năm 1959 .
“Đức Thánh Cha đang tạo ra một không gian an toàn để việc hòa giải có thể diễn ra,” theo ý kiến của phóng viên Austen Ivereigh, một chuyên gia về Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ Latin cho biết.
Nhưng cũng có nhiều người cho rằng Giáo Hội có thể và nên làm nhiều hơn.
“Tôi hiểu quan điểm cuả Giáo Hội, và chúng ta đều biết rằng Giáo Hội đang chơi một cuộc chơi dài, nhưng vào thời điểm này, tức là vào chuyến viếng thăm của vị giáo hoàng thứ ba, thì Giáo Hội phải sử dụng uy quyền đạo đức của mình để giải quyết một tình huống mà về cơ bản là không phù hợp với các giá trị cuả Giáo Hội, “theo lời ông Jose Cardenas, từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và tại Hội đồng cố vấn an ninh quốc gia dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush.
Tuy nhiên, phóng viên Ivereigh thì tin rằng Đức Giáo Hoàng đang dẫn đưa Cuba đi vào lề phải cuả con đường.
“Ngài đến Cuba để chữa lành lịch sử và đẩ xây dựng những cây cầu,” Ivereigh nói. “Cái eo biển Florida đối với vị giáo hoàng này thì cũng giống như bức tường Berlin với Đức Giáo Hoàng John Paul II – không chỉ là một rào cản vật lý, nhưng là một rào cản của nghi ngờ và ngờ vực. Và vì thế mà đức Phanxicô có một vai trò quan trọng ở đây.”
Hình ảnh Đức Thánh Cha dâng thánh lễ tại Holguín, Cuba
Chặng thứ hai trong chuyến tông du Cuba: Holguín
Sáng thứ Hai 21 tháng 9, lúc 8h sáng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đáp máy bay từ La Habana đến phi trường quốc tế Holguín. Sau một giờ 20’ ngài đã đến nơi.
Một hàng dài người chờ đón Đức Thánh Cha dọc theo hai bên con đường từ phi trường quốc tế Holguín đến quảng trường cách mạng Holguín /on – gin/ nơi Đức Thánh Cha dâng thánh lễ vào lúc 10h30.
Holguín là thành phố đông dân thứ ba của Cuba sau La Habana và Santiago de Cuba nơi Đức Thánh Cha sẽ đến thăm vào ngày thứ Ba 22 tháng 9. Với diện tích 9,300 km2, thành phố này có hơn một triệu dân.
Theo thống kê mới nhất, giáo phận Holguín có 442,600 giáo dân sinh hoạt trong 28 giáo xứ dưới sự coi sóc của 23 linh mục triều. Ngoài ra, giáo phận cón có 8 linh mục dòng và 45 nữ tu.
Đức Thánh Cha khuyến khích giới trẻ Cuba mơ ước tương lai
Chiều chúa nhật 20-9-2015, ĐTC đã gặp giới trẻ Cuba tại thủ đô La Habana, và ngài mời gọi họ vượt thắng bi quan, mơ ước và dấn thân xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và đất nước.
ĐTC mời gọi các bạn trẻ hãy mơ ước những điều vĩ đại:
”Trong sự khách quan của cuộc sống cần để cho khả năng mơ ước đi vào. Và một người trẻ không có khả năng mơ ước, thì bị khép kín trong chính mình.. Nhiều khi mỗi người mơ ước những gì không bao giờ xảy ra, nhưng hãy mơ ước, hãy ước mong, hãy tìm kiếm những chân trời.
Ngài cũng nói đến khả năng đón tiếp và chấp nhận người nghĩ khác với mình. Trong thực tế, nhiều khi chúng ta khép kín. Chúng ta bước vào trong thế giới bé nhỏ và khép kín trong khuôn khổ ý thức hệ hoặc tôn giáo. Khi tôn giáo trở thành một thứ tu viện nhỏ, thì nó đánh mất phần tốt đẹp nhất của mình, đánh mất thực tại tôn thờ Thiên Chúa, tin nơi Chúa. Đó là một thứ hội lời nói, cầu nguyện, với những qui luật luân lý. Và khi tôi theo ý thức hệ của tôi, cách tư duy của tôi, và các bạn theo ý thức hệ của các bạn thì tôi khép kín trong cái hộp ý thức hệ.
ĐTC nhắn nhủ các bạn trẻ hãy cởi mở tâm trí, đừng chỉ quan tâm đến những gì làm cho chúng ta chia rẽ, hãy nghĩ đến những điểm chung, làm việc chung cho công ích. Sự hận thù xã hội tàn phá, phá hủy gia đình, xã hội, thế giới, sự hận thù lớn nhất về mặt xã hội chính là chiến tranh, chúng ta thấy chiến tranh đang tàn phá thế giới.
Đức Giáo hoàng Francis đã gặp cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro sau khi cử hành thánh lễ với sự tham dự của hàng vạn giáo dân ở Havana.
Hai người đã thảo luận về thời sự quốc tế và tôn giáo trong cuộc gặp mà Vatican mô tả là ‘không chính thức và thân thiện’.
Trong bài giảng trước cuộc gặp, Giáo hoàng Francis đã kêu gọi người dân Cuba phụng sự lẫn nhau thay vì ý thức hệ.
Trao đổi sách
Phát ngôn viên của Tòa thánh, cha Federico Lombardi, mô tả cuộc gặp của Giáo hoàng Francis và Fidel Castro diễn ra tại nhà riêng của cựu lãnh đạo Cuba là ‘không ồn ào’.
Họ đã tặng sách cho nhau. Giáo hoàng Francis đã tặng ông Castro ba tựa sách, trong đó có một cuốn tập hợp các bài thuyết giáo của một người thầy cũ của Fidel. Ngược lại, Fidel cũng đã tặng cho Giáo hoàng một tập sách có tựa ‘Fidel và tôn giáo’ ghi lại các cuộc trò chuyện của ông với một linh mục Brazil.
Theo BBC
Đức Thánh Cha kêu gọi chấm dứt chiến tranh tại Colombia
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh truyền tin với hơn nửa triệu tín hữu tại Quảng trường Cách Mạng, ĐTC nhắc đến đất nước Colombia yêu quí từ bao năm phải chịu cảnh nội chiếm đẫm máu và từ lâu nay có cuộc hòa đàm giữa đại diện chính phủ Colombia và đại diện phiến quân FARC ở Cuba. Ngài nói: ”Ước gì máu của hàng ngàn người vô tội đã đổ ra trong bao thập niên xung đột võ trang, hiệp với máu của Chúa Giêsu Kitô trên thập giá, nâng đỡ tất cả những nỗ lực đang được thực hiện, kể cả tại hòn đảo tươi đẹp này, để đạt tới sự hòa giải chung kết. Như thế đêm dài của đau khổ và bạo lực, với ý chí của tất cả mọi người dân Colombia, có thể biến thành một ngày không tàn lụi, ngày của hòa hợp, công lý, tình huynh đệ và tình tưhơng, trong niềm tôn trọng các cơ chế và công pháp quốc gia và quốc tế, để hòa bình được lâu bền. Chúng ta không thể để cho có một sự thất bại nữa trong hành trình hòa bình và hòa giải này”.
(G. Trần Đức Anh OP, RadioVaticana 20.09.2015)
Video: Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ sáng Chúa Nhật 20/9/2015 tại thủ đô Havana
Đức Thánh Cha kêu gọi hòa giải và tự do cho Cuba
Kính thưa Tổng Thống,
Qúy Nhà Cầm Quyền
Qúy hiền huynh giám mục,
Qúy Bà và Qúy Ông
Kính thưa Tổng Thống, tôi cám ơn ngài về việc ngài chào đón và những lời chào mừng tốt đẹp của ngài nhân danh chính phủ và toàn thể dân chúng Cuba. Tôi cũng xin chào kính các nhà cầm quyền và các thành viên của ngoại giao đoàn hiện diện trong buổi lễ này.
Lời cám ơn của tôi cũng xin ngỏ với Đức Hồng Y Jaime Ortega y Alamino, Tổng Giám Mục Havana, Đức Cha Dionisio Guillermo García Ibáñez, Tổng Giám Mục Santiago de Cuba và là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục, các vị giám mục khác và mọi người dân Cuba vì sự chào đón nồng hậu của các vị.
Tôi cũng xin cám ơn tất cả những người đã góp công chuẩn bị cho chuyến Viếng Thăm Mục Vụ này. Kính thưa Tổng Thống, tôi muốn yêu cầu ngài chuyển các tâm tình kính trọng và ân cần đặc biệt của tôi tới hiền huynh Fidel của ngài. Tôi muốn sự chào kính của tôi ôm ấp đặc biệt tất cả những ai, vì lý do này hay lý do nọ, tôi không thể gặp mặt và những người Cuba khắp thế giới.
Năm 2015 này đánh dấu kỷ niệm lần thứ 80 việc thiết lập ngoại giao giữa Cộng Hòa Cuba và Tòa Thánh. Hôm nay, Chúa Quan Phòng cho phép tôi tới quốc gia thân yêu này, theo con đường không thể nào phá bỏ từng được khai mở bởi những cuộc tông du khó quên mà hai vị tiền nhiệm của tôi là Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI, đã thực hiện tại đảo quốc này. Tôi biết rằng ký ức về các cuộc viếng thăm này làm sống dậy niềm biết ơn và tình âu yếm nơi nhân dân và các nhà lãnh đạo Cuba. Hôm nay, chúng ta làm mới lại các mối dây hợp tác và thân hữu để Giáo Hội có thể tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích nhân dân Cuba trong các mối hy vọng và quan tâm của họ, bằng sự tự do, bằng các phương tiện và không gian cần thiết để đem việc công bố Nước Trời tới tận những khu ngoại vi hiện hữu của xã hội.
Cuộc tông du này cũng trùng hợp với đệ nhất bách chu niên ngày Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV tuyên bố Đức Mẹ Bác Ái El Cobre là Quan Thầy của Cuba. Chính các cựu chiến binh của Cuộc Chiến Tranh Giành Độc Lập, những người được các tâm tình đức tin và ái quốc thúc đẩy, đã muốn Đức Virgen Mambisa thành quan thầy của Cuba trong tư cách một quốc gia tự do và có chủ quyền. Từ những ngày đó, Đức Mẹ luôn đồng hành với lịch sử nhân dân Cuba, nâng đỡ niềm hy vọng vốn duy trì phẩm giá người dân trong những hoàn cảnh khó khăn nhất của họ và đấu tranh cho việc cổ vũ tất cả những gì đem lại phẩm giá cho con người nhân bản. Việc sùng kính mỗi ngày một gia tăng đối với Đức Nữ Trinh là chứng từ rõ rệt cho thấy sự hiện diện của ngài trong tâm hồn người dân Cuba. Trong những ngày này, tôi sẽ có dịp tới El Cobre, như một người con và một người hành hương, để cầu xin Mẹ chúng ta cho mọi con cái Cuba của ngài và cho đất nước thân yêu này, để họ luôn tiến trên đường công lý, hòa bình, tự do và hòa giải.
Về địa dư, Cuba là một quần đảo, hướng về mọi phía, với một giá trị ngoại hạng làm một “chìa khóa” giữa nam và bắc, giữa đông và tây. Ơn gọi tự nhiên của họ là trở thành điểm gặp gỡ để mọi dân tộc cùng bước vào tình thân hữu, như José Martí từng ước mơ, “bất kể ngôn ngữ eo đất và rào cản đại dương” (La Conferencia Monetaria de las Repúblicas de América, in Obras escogidasII, La Habana, 1992, 505). Đây cũng là ước muốn của Thánh Gioan Phaolô II, qua lời kêu gọi tha thiết của ngài “Cầu mong Cuba, với mọi tiềm năng kỳ diệu của họ, cởi mở với thế giới, và cầu mong thế giới cởi mở với Cuba” (Nghi Lễ Lúc Tới, 21 tháng Giêng, 1998, 5).
Cách nay mấy tháng, chúng ta đã được mục kích một biến cố khiến chúng ta tràn trề hy vọng: diễn trình bình thường hóa các mối liên hệ giữa hai dân tộc sau nhiều năm ra xa lạ. Đây là dấu hiệu chiến thắng của nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại, của “hệ thống phát triển hoàn vũ” chống lại “hệ thống phe nhóm và triều đại đã vĩnh viễn nằm xuống” (José Martí, đã dẫn). Tôi khẩn khoản yêu cầu các nhà lãnh đạo chính trị kiên trì trên nẻo đường này và khai triển mọi tiềm năng của nó làm bằng chứng cho sự phục vụ cao của họ, một việc phục vụ họ được kêu gọi tiến hành nhân danh hòa bình và phúc lợi của nhân dân họ, của toàn thể Mỹ Châu, và để làm điển hình hòa giải cho toàn thế giới.
Tôi đặt những ngày này dưới sự che chở của Đức Mẹ Bác Ái El Cobre, Chân Phúc Olallo Valdés và Chân Phúc José López Pietreira, và Đấng Đáng Kính Félix Varela, người cổ vũ vĩ đại của tình yêu giữa Cuba và mọi dân tộc, để các mối dây hòa bình, liên đới và tương kính của chúng ta mãi luôn tăng tiến.
Một lần nữa, tôi xin cám ơn ngài, thưa Tổng Thống
Bản dịch của Vũ Văn An
Hơn nửa triệu người Cuba dự lễ với Đức Thánh Cha Phanxicô
Sáng chúa nhật 20-9-2015, ĐTC đã từ Tòa Sứ Thần Tòa Thánh đến Quảng trường Cách Mạng ở thủ đô của Cuba để cử hành thánh lễ vào lúc 9 giờ sáng giờ địa phương.
Đây là nơi biểu tượng của đất nước Cuba, mang tên nhà cách mạng José Marti (1853-1895), một ký giả kiêm thi sĩ nổi tiếng đã chống lại sự đô hộ của Tây Ban Nha hồi cuối thế kỷ 19, và đã bị giết trong trận chiến chống lại người Tây Ban Nha lúc mới được 42 tuổi. Quảng trường này có thể chứa được 600 ngàn người và đã từng là nơi được hai vị Giáo Hoàng trước đây, Gioan Phaolô 2 và Biển Đức 16 cử hành thánh lễ.
Đến nơi, ĐTC đã dùng xe mui trần tiến qua các lối đi để chào thăm hơn nửa triệu tín hữu hiện diện nơi đây dưới bầu trời nóng nực.
Tại nhà thánh, trước khi mặc phẩm phục để cử hành thánh lễ, ĐTC đã gặp và chào thăm một số đại diện các Giáo Hội Kitô ở Cuba.
Đồng tế với ĐTC có đông đảo các giám mục và trăm linh mục Cuba. Và trong số những người hiện diện cũng có chủ tịch Raoul Castro và bà tổng thống Cristina Kirchner của Argentina.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng Thánh Lễ, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng thuật lại cuộc tranh luận giữa các môn đệ trên đường đi theo Chúa Giêsu để xem ai là người lớn nhất, quan trọng nhất, và Chúa dạy họ rằng ”Nếu ai muốn là người thứ nhất, thì hãy trở thành người cuối cùng trong mọi người và phục vụ tất cả mọi người” (Mc 9,35). Ai muốn là người lớn, thì hãy phục vụ người khác, chứ không sử dụng người khác! ĐTC giải thích rằng:
”Đó chính là điều nghịch lý của Chúa Giêsu. Các môn đệ tranh luận xem ai được chiếm chỗ quan trọng nhất, ai là người ưu tiên, ai ở trên luật chung, trên qui luật tổng quát, để làm cho mình được nổi bật ước muốn ở trên người khác. Ai leo lên nhanh nhất để chiếm những trách vụ mang lại cho mình những ưu thế.
”Chúa Giêsu đảo lộn luận lý của họ và nói với họ rằng đời sống chân chính được sống trong sự dấn thân cụ thể để phục vụ tha nhân.
”Lời mời gọi phục vụ là một đặc điểm chúng ta phải chú ý. Phục vụ phần lớn có nghĩa là chăm sóc sự yếu đuối dòn mỏng. Chăm sóc những người yếu đuối trong gia đình, trong xã hội, trong dân tộc chúng ta. Chúa Giêsu đề nghị nhìn những khuôn mặt đau khổ, vô phương thế tự vệ và sầu khổ và mời gọi yêu thương họ một cách cụ thể. Tình thương được cụ thể hóa trong những hành động và quyết định. Tình thương được biểu lộ trong những công tác khác nhau mà chúng ta được kêu gọi chu toàn trong tư cách là công dân. Những người cụ thể, bằng xương bằng thịt với cuộc sống, lịch sử và nhất là sự mong manh của họ chính là những người được Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy bảo vệ, giúp đỡ, phục vụ. Vì làm Kitô hữu có nghĩa là luôn được mời gọi bỏ qua một bên những đòi hỏi, mong đợi, ước mong được toàn năng của mình, để nhường chỗ cho cái nhìn cụ thể đối với những người yếu thế nhất.
ĐTC cũng cảnh giác rằng chúng ta phải cảnh tỉnh đối với một thứ ”phục vụ” lợi dụng tha nhân, cần chống lại cám dỗ sử dụng việc phục vụ. Có một hình thức thực thi việc phục vụ để mưu tư lợi. Việc phục vụ ấy luôn tạo ra một thức loại trừ người khác.
”Do ơn gọi Kitô, tất cả chúng ta được mời gọi phục vụ mưu ích và giúp đỡ lẫn nhau, và tránh rơi vào cám dỗ phục vụ để lợi dụng. Tất cả chúng ta được Chúa Giêsu khích lệ nâng đỡ lẫn nhau vì tình thương… Việc đảm trách nâng đỡ nhau vì tình thương không hướng về một thái độ nô lệ, trái lại, nó đặt người anh chị em ở trung tâm, phục vụ luôn nhìn khuôn mặt của người anh em, động chạm đến bản thân, cảm thấy sự gần gũi của họ đến độ trong một số trường hợp, chịu đựng họ, thăng tiến họ. Vì thế, việc phục vụ không bao giờ có tính chất ý thức hệ, vì nó không phục vụ các ý tưởng nhưng là phục vụ con người.
Sau cùng, ĐTC nhận xét rằng ”dân tộc Cuba có những vết thương, như mọi dân tộc khác, nhưng biết mở rộng vòng tay, tiến bước trong hy vọng, vì ơn gọi của họ là một ơn gọi cao cả. Ngày hôm nay tôi mời gọi anh chị em hãy chăm sóc ơn gọi này, chăm sóc những hồng ân mà Thiên Chúa ban cho anh chị em, nhất là tôi muốn mời gọi anh chị em chăm sóc phục vụ những anh chị em yếu đuối. Đừng lơ là bỏ qua họ vì những dự án có vẻ thu hút, nhưng lại không quan tâm gì đến những người ở bên cạnh mình. Chung ta biết, chúng ta là chứng nhân về sức mạnh khôn sánh của sự phục vụ, tạo nên những mầm mống của thế giới mới ấy ở mọi nơi” (Ev. Gaudiii, 276-278).
Trong phần hiệp lễ, ĐTC đích thân cho hàng chục em rước lễ lần đầu được nhận Mình Thánh Chúa, sau đó ngài chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin kính Đức Mẹ.
LỊCH TRÌNH NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG TẠI CUBA
Associated Press vừa đánh đi các ghi chép của họ về ngày đầu tiên ở Cuba của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Giờ là giờ Havana.
4 giờ 50 sáng: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên đường đi Cuba, bắt đầu cuộc hành hương 10 ngày, cũng đưa ngài tới Hoa Kỳ.
Chuyến bay đặc biệt của Hãng Alitalia chở Đức Giáo Hoàng và đoàn tùy tùng của ngài cất cánh từ phi trường Leonardo da Vinci ở Rôma sau lúc 10 giờ 30 sáng một chút (0830 GMT) vào hôm Thứ Bẩy. Sau Cuba, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thăm 3 thành phố Hoa Kỳ: Washington, D.C., New York và Philadelphia.
10 giờ 15 sáng: Chính phủ Cuba đã phát động một cố gắng khắp thành phố để đưa dân chúng tới các đường phố Havana. Họ cấp một ngày lương, bữa ăn nhẹ và phương tiện vận chuyển cho công nhân nhà nước chịu tụ tập dọc theo lộ trình của Đức Giáo Hoàng từ phi trường vào Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh. Các sinh viên đại học cũng được tuyển lựa để đi chào đón Đức Giáo Hoàng.
Các người tham dự hầu như ai cũng ca ngợi vai trò của Đức Giáo Hoàng trong việc làm môi giới cho việc hòa hoãn giữa Hoa Kỳ và Cuba, cho rằng họ hy vọng chuyến viếng thăm hai nước của ngài sẽ gia tốc diễn trình bình thường hóa.
Kế toán viên 51 tuổi, Magaly Delgado, cho hay bà sẽ tham dự: “tôi sẽ đi vì tôi là một tín hữu và vị giáo hoàng này làm tôi rất chú ý vì mọi thay đổi ngài đang thực hiện”.
Người hưu trí 71 tuổi, Diego Carrera, phát biểu: “Chuyến viếng thăm này giống như làn gío hy vọng thổi khắp Cuba”. Cụ cho hay: điều đó nhờ vai trò của Đức Giáo Hoàng trong việc tái lập các liên hệ với Hoa Kỳ.
10 giờ 20 sáng: Tổng Thống Á Căn Đình Cristina Fernandez đang có mặt tại thủ đô Cuba để viếng thăm chính thức nước này trùng với cuộc tông du của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Bộ trưởng ngoại giao Cuba cho biết Tổng Thống Fernandez tới đây sáng Thứ Bẩy và dự tính sẽ hội kiến Chủ Tịch Raul Castro. Tổng Thống Fernadez cũng dự tính sẽ tham dự Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành hôm Chúa Nhật tại Quảng Trường Cách Mạng ở Havana.
Bà từng gặp Đức Phanxicô nhiều lần; ngài vốn là Tổng Giám Mục Buenos Aires trước khi được bầu làm giáo hoàng năm 2013.
12giờ 20 trưa: Hàng trăm người dự tính đáp xe buýt hoặc xe lửa theo lộ trình dài, uốn khúc qua khắp vùng thôn quê Cuba để gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Havana ở phía Tây hay tại Holguin và Santiago ở phía Đông.
Non một phần ba người Cuba tự nhận là Công Giáo, nhưng người Cuba ở thôn quê rất hăng say khi nói tới vai trò của Đức Giáo Hoàng trong việc làm trung gian đem lại hòa hoãn giữa Hoa Kỳ và Cuba.
Nhiều người nói rằng họ muốn Đức Giáo Hoàng làm áp lực để Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba, một lệnh cấm vận bị họ coi là nguyên nhân gây ra các khó khăn kinh tế hiện đang tạo nhiều khốn khổ cho vùng quê hơn là các thành phố lớn.
Tại thị trấn trồng mía Taguasco, Marisela Hernandez cho hay theo bà, cuộc tông du của Đức Giáo Hoàng “sẽ đem đến cho chúng tôi nhiều điều tốt đẹp”. Người công nhân 52 tuổi trong một tiệm kính này cho biết người Hoa Kỳ “nên biết rằng lệnh cấm vận đang gây thiệt hại cho nền kinh tế của chúng tôi”.
Người lao công ở nông trại 43 tuổi, tên Osmel Morffi, treo một bích chương về Đức Giáo Hoàng lên đài Đức Mẹ ở dọc đường, nói: “chúng tôi cần Đức Giáo Hoàng đem lại các liên hệ tốt đẹp hơn giữa Hoa Kỳ và Cuba. Chúng tôi kẹt trong cuộc tranh chấp này lâu năm quá rồi”.
1giờ 55 chiều: Không phải ai ai ở Havana cũng hớn hở khi được yêu cầu ra nghinh đón Đức Giáo Hoàng.
Nhân viên y tế công Rafael Rivero nói rằng không chắc anh sẽ đi nhìn đoàn xe của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và nhiều người cùng sở anh cũng cảm thấy như thế. Anh cho rằng “Chắc chắn nên đi, nếu bạn là người Công Giáo nhiệt thành nhưng không nên bắt buộc vào chiều Thứ Bẩy. Đó là ngày nghỉ của chúng tôi mà”.
Các viên chức Cuba tặng một ngày lương, bữa ăn nhẹ và phương tiện vận chuyển để khuyến khích các nhân viên nhà nước xếp hàng dọc lộ trình của Đức Giáo Hoàng từ phi trường vào Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh. Các sinh viên đại học cũng được tuyển dụng.
2 giờ 45 chiều: Hàng trăm người đang bắt đầu tụ tập dọc lộ trình Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đi qua khi tới Cuba.
Trong số này có cả 5 công dân Salvador đang đứng chờ tại một con phố đã cấm xe cộ qua lại thuộc khu nhiều cây lá phía Tây Havana, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ nghỉ đêm tại Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh.
Sandra del Moreno từ Salvador tới đây cùng với 4 người bạn và đang nắm chặt lá cờ của quốc gia Trung Mỹ này.
Người đàn bà 51 tuổi này cho biết “chúng tôi yêu Đức Giáo Hoàng này, dù muốn ngài thăm El Salvador hơn”.
Cách một dẫy phố, 3 trẻ em đang chơi với trái banh làm bằng giẻ rách.
Kevin Fuvergel, 10 tuổi, và Marlos Duenas, 9 tuổi, cùng một lúc nói lớn: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô sắp tiến qua!”.
3 giờ 51 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đáp xuống Havana, phát động chuyến đi lịch sử dài 10 ngày thăm Cuba và Hoa Kỳ sau khi bí mật làm trung gian cho việc xích lại gần nhau giữa hai cựu thù của Chiến Tranh Lạnh.
Chủ Tịch Cuba Raul Castro có mặt tại phi trường để nghinh đón Đức Giáo Hoàng, người sẽ biểu lộ tình liên đới với người Cuba và sẽ đưa ra một sứ điệp tại Hoa Kỳ cho thấy người nói tiếng Tây Ban Nha là nền tảng vững chắc của Giáo Hội Mỹ Châu.
4 giờ 30 chiều: Chủ Tịch Cuba Raul Castro ca ngợi lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô phê phán hệ thống kinh tế hoàn cầu, cho rằng nó “hoàn cầu hóa tư bản và biến tiền bạc thành ngẫu thần của nó”.
Trong một diễn văn dài dòng để nghinh đón Đức Giáo Hoàng tại phi trường quốc tế Havana, Castro nói rằng chính phủ cộng sản Cuba đã “thiết lập một xã hội công bình có công lý xã hội”. Ông cám ơn Đức Giáo Hoàng đã làm trung gian cho các cuộc thương thuyết nhằm đạt hòa hoãn giữa Hoa Kỳ và Cuba.
Castro cũng kêu gọi chấm dứt cuộc cấm vận buôn bán của Hoa Kỳ lên Cuba và trả lại căn cứ hải quân hiện do Mỹ chiếm tại Guantanamo Bay.
4 giờ 40 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô chào mừng sự hoà hoãn giữa Hoa Kỳ và Cuba như là một khuôn mẫu hoà giải. Ngài thúc giục tổng thống Barack Obama và chủ tịch Raul Castro tiếp tục làm việc để xây dựng các mối liên hệ bình thường khi ngài bắt đầu chuyến thăm hai nước cựu thù của Chiến Tranh Lạnh trong 10 ngày.
Đức Phanxicô từng đứng làm trung gian môi giới cuộc nối lại các liên hệ ngoại giao giữa hai bên vào đầu năm nay. Ngài nói: “Tôi khẩn khoản yêu cầu các nhà lãnh đạo chính trị kiên trì trên con đường này và khai triển mọi tiềm năng của nó”.
Đức Phanxicô gọi các cuộc thương thuyết từng dẫn tới việc mở lại các tòa đại sứ tại Havana và Washington là “điển hình hòa giải cho toàn thế giới”.
Tại lễ nghinh đón tại phi trường do Chủ Tịch Raul Castro đứng đầu, Đức Phanxicô nói rằng ngài muốn việc ngài chào mừng “ôm ấp đặc biệt tất cả những ai, vì các lý do khác nhau, tôi sẽ không thể gặp gỡ”, có thể hàm ý nhắc tới những người bất đồng chính trị và cả người Cuba bình thường nữa.
4 giờ 50 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được dành cho một nghi thức nghinh đón trải thảm đỏ tại Havana, đủ cả vệ binh danh dự và bắt tay với Raul Castro mặc đồ xậm.
Mỉm cười với các trẻ em tới tặng hoa, và với ban nhạc trình bầy quốc ca Cuba trước khi Castro trước, Đức Giáo Hoàng sau, lần lượt đọc diễn văn.
Các vị lãnh đạo Giáo Hội của đảo quốc cũng có mặt để nghinh đón Đức Giáo Hoàng.
5 giờ 21 chiều: Đức Phanxicô đang băng qua các đường phố Havana, vẫy tay với các đám đông đầy phấn khởi từ một giáo hoàng xa cải tiến đầy ấn tượng.
Hàng ngàn người Cuba dọc theo lộ trình từ Phi Trường Quốc Tế Jose Marti tới Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ nghỉ qua đêm.
Nhiều người vẫy cờ Cuba và cờ Vatican. Gần Tòa Khâm Sứ, một nhóm nữ tu đang hát Kinh Lạy Cha theo nhịp nhạc Cuba truyền thống. Một phụ nữ cầm một biển ngữ với hàng chữ “Thưa Đức Phanxicô, ngài mang tới cho chúng con niềm hy vọng”.
Có một hàng nhân viên an ninh gần như liên tục tạo nên một rào cản bằng người.
5 giờ 55 chiều: Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc gửi tweet phê phán các nhà cầm quyền Cuba bắt giam người trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Havana.
Tweet của Đại Sứ Samantha Power nói rằng các nhà tranh đấu nhân quyền “và ngay cả những người vô gia cư có tin bị giam giữ trước khi Đức Giáo Hoàng tới thăm; một công việc gây thất vọng như thói quen của chính phủ Cuba”.
Các nhóm đối lập trong mấy ngày qua tường trình đã có những cuộc bắt giam gia tăng các người bất đồng. Như thường lệ, chính phủ Cuba không bình luận về các cáo buộc này.
6 giờ 15 tối: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới tòa Khâm Sứ Tòa Thánh tại Havana giữa sự chào đón nồng nhiệt, sau một lộ trình dài từ phi trường quốc tế của thành phố vào đây trên chiếc giáo hoàng xa cải tiến.
Hàng trăm người đứng đợi bên ngoài Tòa Khâm Sứ hô to khi Đức Giáo Hoàng đi qua: “Ngài tới kìa! Ngài tới kìa!”.
Lúc ngài tới, họ hô ta: “Thưa Đức Phanxicô, Người Anh Em, bây giờ ngài là người Cuba”.
Sau buổi nghinh đón chính thức tại phi trường, Đức Giáo Hoàng không còn cuộc xuất hiện công cộng nào khác cho ngày Thứ Bẩy nữa, dù trong những cuộc tông du khác, Đức Phanxicô vẫn có thói quen phá bỏ nghi lễ và ra khỏi trú sở để thăm hỏi dân chúng.
6 giờ 25 tối: Trước khi lên đường đi Cuba, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới viếng thăm các cư dân mới nhất của Thị Quốc Vatican: một gia đình tỵ nạn Syria được Vatican tiếp nhận để hỗ trợ cho lời kêu gọi của ngài rằng thế giới nên mở cửa chào đón người tỵ nạn và những người mốn đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ.
Đức Phanxicô nói rằng ngài rất xúc động khi gặp gia đình 4 người từ Damascus tới Ý cùng một ngày với việc ngài đưa ra lời kêu gọi mỗi giáo xứ và mỗi dòng tu nên tiếp nhận một gia đình tỵ nạn và chu cấp cho họ. Tòa Thánh tiếp nhận hai gia đình: một gia đình Syria theo Công Giáo Melkite Hy Lạp, còn gia đình kia thì chưa được nhận diện.
Trong chuyến bay tới Havana, Đức Phanxicô kể về việc gặp gỡ gia đình Syria vào sáng Thứ Bẩy khi ngài lên đường rời Vatican. Chính lời ngài: “qúy vị có thể thấy nỗi đau trên gương mặt họ”.
Một lần nữa, ngài kêu gọi cho “các cây cầu hòa bình” thắng thế để chấm dứt chiến tranh và giúp kết thúc làn sóng di dân.
Người ta đang chờ mong Đức Phanxicô sẽ biến việc di dân thành một trong các chủ đề chính trong chuyến đi từ ngày 19 đến ngày 28 tháng Chín, nhất là ở đoạn thăm Hoa Kỳ bắt đầu thứ Ba này.
6 giờ 50 tối: Đức Giáo Hoàng Phanxicô chiêu đãi các ký giả trên đường tới Havana ít mùi vị quê hương.
Các tiếp viên phi hành phân phối các bánh mì (empanadas) nhồi thịt tới 75 ký giả du hành trên máy bay của Đức Giáo Hoàng, cho hay: chúng là quà tặng đặc biệt của Đức Giáo Hoàng từ phía trước máy bay.
Ngược lại, ngài nhận được một số quà tặng, trong đó có một giải thưởng Emmy. Ký giả Univision là Rogelio Mora-Tagle tặng Đức Giáo Hoàng một bản sao chính thức bức tượng có cánh mà ông nhận được năm 2014 vì đã đưa tin nhanh nhất về mật nghị hội Hồng Y năm 2013 bầu ngài làm giáo hoàng.
Mora-Tagle cho hay: “tôi thưa với ngài rằng đây không chỉ là một giải thưởng, mà nó còn là công trình của tất cả các đồng nghiệp của tôi”.
7 giờ 10 tối: Phát ngôn viên Tòa Thánh cho biết rất có thể Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gặp cựu lãnh tụ Cuba Fidel Castro, dù việc này chưa được xác nhận.
Cha Federico Lombardi nói với các ký giả: “có thể việc này sẽ xẩy ra”.
Theo Cha Lombardi, nếu cuộc gặp diễn ra, thì chắc là vào Chúa Nhật, tại Havana.
7 giờ 20 tối: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã vào Tòa Khâm Sứ, vẫy tay với các người Cuba và du khác tụ tập bên ngoài đang hoan hô. Đám đông sau đó đã giải tán chỉ còn lại sự hiện diện đông đảo của cảnh sát.
Với việc này, các cuộc xuất hiện công cộng trong ngày của Đức Giáo Hoàng xem ra đã chấm dứt. Nhưng như trên đã nói, trong những cuộc tông du khác, Đức Phanxicô vẫn có thói quen phá bỏ nghi lễ và ra khỏi trú sở để thăm hỏi dân chúng.
8 giờ 15 tối: Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa rời Tòa Khâm Sứ để thăm hỏi một số khách được phép tới gần để diện kiến Đức Giáo Hoàng vào đêm đầu tiên của ngài tại Havana.
Vào khoảng từ 30 tới 40 người khách được chọn trước đã được phép tới gần Tòa Khâm Sứ tại khu Miramar ở thủ đô Cuba. Đức Phanxicô ra ngoài để thăm hỏi họ sau khi dùng bữa tối.
Vatican ước lượng khoảng 100,000 người đã xếp hang dọc lộ trình đoàn xe của Đức Phanxicô từ phi trường vào thành phố.