Sẵn sàng sống niềm tin của mình

 

Sẵn sàng sống niềm tin của mình

Cv 10, 34a, 37-43; Tv 118; Cl 3, 1-4; Ga 20, 1-9

Lm. Jude Siciliano, OP.

 

Kính thưa quý vị,

Bắt đầu với những bối rối, thắc mắc chẳng hạn như: “đều gì sẻ xảy ra nếu..”, hay sự phấn chấn: “điều đó có thật không?” “Đáng tin không,” “Chưa bao giờ nghe một sự việc như thế,” “Có thể chứ,” “Thật quá tốt nếu điều đó là sự thật,” “Có người nói,” “Chính tôi tận mắt thấy Người!” “Hãy sờ vào đây,” “Tôi tin,” “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của tôi!” Thế quý vị đã nghe bao giờ những câu trả lời nào khác về sự Phục sinh chưa?

Chưa từng có ai nói rằng tin vào sự phục sinh là điều dễ dàng. Trước đây, chưa ai nói thế, bây giờ cũng vậy. Có những câu chuyện nói về ngôi mộ trống và những câu chuyện khác thì nói về việc hiện ra của Đức Kitô. Thậm chí trong những câu chuyện này mặc dù về tổng thể giống nhau nhưng lại khác nhau về các chi tiết. Tại sao Giáo hội sơ khai không thanh minh cho rõ ràng những câu chuyện này? Sao không sắp xếp những chi tiết cho trùng khớp với nhau? Và sau hết, chúng ta cần ủng hộ niềm tin này tựa như chúng ta tìm cách thuyết phục người khác rằng Chúa Kitô đang sống. Điều này thực sự giúp ích nhiều để làm cho các câu chuyện rõ ràng hơn ngõ hầu củng cố cho hoàn cảnh của chúng ta bây giờ. Ngoài ra, bài Tin mừng hôm nay là bài bất thường dành cho Chúa nhật Phục Sinh khi nhà thờ chật cứng người, với cả những người hiếm khi tham dự thánh lễ, những gương mặt quen thuộc, hoặc những người mà chúng ta có thể nhận ra đã từng cùng xếp hàng tính tiến trong siêu thị nhưng chưa bao giờ gặp thấy ngồi trong nhà thờ.

Sao chúng ta không kiếm những bài đọc nói về ánh sáng, với nhiều hình ảnh hơn hoặc có những thiên thần thổi kèn để đọc vào Chúa Nhật Phục Sinh? Thay vào đó, những gì mà hôm nay chúng ta có là tin buồn của bà Maria báo cho các môn đệ rằng, xác của Chúa Giêsu đã bị đánh cắp, ông Phêrô cùng một “môn đệ khác” chạy bộ đến nơi ngôi mộ trống. Cụm từ “người môn đệ kia” đến sau ông Phêrô, “thấy và tin.” Tất cả dữ kiện đó nói lên điều gì? Đó chính là ngày Chúa Nhật Phục Sinh và thậm chí chúng ta cũng chẳng có trình thuật nào về việc hiện ra! Phàn nàn thế là đủ – hãy nhìn xem những gì chúng ta đã có.

Chắc rằng nhiều người ở đây được lớn lên trong những gia đình lao động vất vả. Chúng ta sớm biết được những việc cần phải làm, những gì cần phải sửa khi nó bị hỏng, biết hoàn thành những gì mà chúng ta đã khởi sự. Chúng ta có thể tỏ ra tự hào với những công việc mà mình đã làm được trong quãng đời của mình. Nhưng chúng ta lại không khoe khoang về những điều chưa thực hiện được như: sự thất vọng hay những bề bộn mà chúng ta đã gây ra trong các mối quan hệ; những dự án đã khởi sự, nhưng không bao giờ hoàn thành và những thăng trầm trong niềm tin của mình.

Hôm nay, chúng ta cần dừng lại đôi chút. Thay vì xắn tay áo lên để giải quyết phần kết cục của trình thuật hôm nay còn lỏng lẻo, thì chúng ta cứ để nó như thế. Đừng lo lắng gì, chúng ta không nên thụ động; song cũng đừng dập tắt khả năng suy tư của mình. Nhưng hãy cố gắng, ít nhất là hôm nay, để cho mầu nhiệm Phục Sinh đi vào cuộc đời ta. Đơn giản là đón nhận và để cho nỗi hoang mang và sức mạnh của ngày hôm nay hoạt động trong chúng ta. Sau hết, thậm chí với tất cả sự nghi ngờ, thì trọng tâm của điều này là, chúng ta vẫn là những tín hữu. Chúng ta thưa lời “Amen” [xác tín] trong kinh Tin Kính của các Tông Đồ có đoạn nói rằng: “Ngày thứ ba Người sống lại từ trong kẻ chết.” Ngày hôm nay, dù có là những người thành đạt đi chăng nữa thì cta cũng không thể tạo ra một câu xác tín nào khác tinh tế hoặc hợp lý hơn thế. Hãy để cho ngày lễ hôm nay hoạt động và định hình rõ trong ta.

Chúng ta đón mừng Chúa Kitô phục sinh bằng cách khép lại cánh cửa của quá khứ, khép lại những gì là thương tích, đổ vỡ và bất toàn. Hãy để cho Chúa Kitô Phục Sinh thực hiện những gì mà ta làm chưa tốt. Chúng ta mở cửa đón Chúa Kitô để Người tạo nên một mái ấm trong những nơi chốn và những ký ức khơi nên sự đau khổ, xấu hổ và tuyệt vọng. Hôm nay, hãy để cho ngày lễ này trở thành phương dược chữa trị, khôi phục và hồi sinh sự sống trong chúng ta.

Liệu chúng ta có nói rằng lý do mà ta có câu chuyện “ngôi mộ trống” hôm nay là để nhắc nhở rằng Chúa Kitô không có trong mồ, và khép lại câu chuyện lịch sử cách đây 20 thế kỷ hay không? Chúa Kitô đang sống trong mỗi người. Ngôi mộ không thể nắm giữ Người, và chúng ta cũng thế. Hãy trải thảm chào mừng, mở cánh cửa ra, để đón một đời sống mới. Bây giờ chúng ta bắt đầu lại tất cả. Hãy quên quá khứ đi; nó đã qua rồi và và đã được thứ tha. Nay chúng ta là những môn đệ của Chúa Kitô thì hãy bỏ lại tất cả để đi theo ánh sáng và chia sẻ Tin mừng, “Chúa Kitô đã sống lại, Chúa Kitô đã sống lại thật rồi!” Bà Maria Mađalêna ra đi với ngôi mộ khép kín cửa. Bà vẫn bị khóa chặt với ký ức còn rất mới về cái chết của Chúa Kitô. Bà đến để làm điều cần làm: khóc than và dành chút thời gian ở bên người mà bà yêu mến, giờ đang nằm bất động trong mộ phần. Chúng ta cũng đến nhà thờ với cùng một cách thức; bị khóa chặt với quá khứ “nếu mà” hay “giá như.” Chúng ta muốn tìm đến ân sủng, xóa sạch tất cả và tiếp tục sống cuộc đời của mình. Chúng ta có thể vất bỏ những dụng cụ vệ sinh lau chùi, xô chậu và găng tay. Giờ đây, ta biết rằng mình chỉ có thể tự làm cho mọi sự mới mẻ và đẹp đẽ hơn một chút, nhưng không thể tạo ra được một đời sống mới nơi thân xác đã chết đi. Hãy để cho ngày lễ này tẩy rửa chúng ta. Hãy bỏ đi những nghi ngờ, lo lắng, thắc mắc, và cố gắng hết mình để loại trừ bao trăn trở trong lòng. Chúng ta mở rộng đôi tai để lắng nghe Tin mừng mà thánh Phaolô đã công bố trong thư gởi tín hữu Côlôsê: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô.” Nơi đây, Đức Kitô phục sinh đang ở giữa chúng ta: nơi cộng đoàn hội họp nhau nhân danh Người; trong Lời được công bố và trong bánh và rượu mà chúng ta cùng chia sẻ.

Nếu đã hiện diện trong suốt Tuần Thánh đầu tiên, chúng ta hẳn đã cố gắng để “sửa đổi cho đúng.” Những người ngày ấy và chúng ta bây giờ cũng không thể làm điều gì khác. Những hoang mang, loa lắng và rúng động từ các môn đệ cũng đã tràn vào tất cả mọi người chúng ta. Các môn đệ và chúng ta đã nhận ra điều đó, mặc dù những sự việc đó không diễn ra như cách chúng ta mong đợi, nhưng sau cùng Thiên Chúa đã chiến thắng và làm cho Đức Giêsu trỗi dậy từ cõi chết. Ngôi mộ giờ đây trống rỗng, vì Người đã sống lại, sống ở giữa chúng ta và cho chúng ta đời sống mới. Chúng ta có thể hành động cách khác, nhưng Thiên Chúa lại có những kế hoạch khác. Nào hãy ca tụng Chúa.

Trong bài Tin mừng hôm nay, bà Maria Mađalêna đã bắt đầu hành động. Bà chạy đến ông Simon Phêrô và đến với người môn đệ được Đức Giêsu thương mến để thuật lại việc xác của Chúa Giêsu bị đánh cắp. Bà ra khỏi khung cảnh kế tiếp vì thế chúng ta có thể tập trung vào ông Phêrô và người môn đệ kia. Nhưng sau đó, bà Maria quay trở lại cùng với Đức Kitô phục sinh, Người mà bà gặp trong khu vườn gần ngôi mộ. “Người môn đệ khác” đã thấy gì và liệu ông có tin khi nhìn vào ngôi mộ trống hay không? Khác với Phêrô, người đã chối Đức Giêsu, người môn đệ này ở lại với Người: trong bữa Tiệc Ly ông lại tựa đầu vào ngực Đức Giêsu; ông ở lại với Đức Giêsu trong khi Người hấp hối trên thập giá và ông là người mà Đức Giêsu tin tưởng trao phó mẹ của Người cho để chăm sóc.

Người môn đệ được Đức Giêsu yêu mến không cần nhiều bằng chứng để tin: chỉ cần thấy khăn liệm được cuốn lại và chiếc khăn phủ trên đầu Đức Giêsu. Ông sẽ làm gì với niềm tin này? Lúc này, Chúa Giêsu chưa hiện ra với bà Maria Mađalêna và các môn đệ khác. Họ chưa gặp Đức Kitô phục sinh; Người cũng chưa thổi Thần Khí trên họ và chưa sai họ đi làm chứng.

“Chứng nhân” là một lối diễn tả trọng yếu trong Tân Ước. Trong bài đọc một, ông Phêrô, nói thay cho những người tin, tuyên bố rằng: “Chúng tôi là những chứng nhân về tất cả những gì mà Người đã thực hiện…” Đó là mối tương quan của chúng ta hiện nay với Chúa Kitô phục sinh– trở thành chứng nhân. Kinh thánh cho biết về thế hệ những chứng nhân đầu tiên của sự phục sinh. Bây giờ đến lượt chúng ta. Khi chúng ta được rửa tội thì cha mẹ và người đỡ đầu được hướng dẫn để làm chứng cho niềm tin Kitô giáo mà họ đã tin, vì thế chúng ta cũng sẽ tin như vậy. Bây giờ chúng ta là những chứng nhân cho Chúa Kitô bằng lời nói và gương lành. Chứng nhân của một tín hữu trong những hoàn cảnh như phiên tòa, sự cám dỗ và phục vụ yêu thương có thể là một lời giảng hùng hồn với người khác rằng Chúa Kitô không còn trong ngôi mộ nữa – đó chỉ là ngôi mộ trống. Người đang sống và đang ban Thần Khí giữa chúng ta. Thời Giáo hội sơ khai, từ “chứng nhân” cùng nghĩa với “làm chứng” [tử đạo]. Việc làm chứng công khai về Chúa Kitô cũng có nghĩa là sẵn sàng chịu đau khổ cho niềm tin của mình. Từ thời đầu cho tới ngày nay, các chứng nhân đầy tính thuyết phục cho thấy rằng, con người không chỉ tuyên xưng niềm tin của mình vào Chúa Kitô phục sinh bằng lời nói, mà còn sẵn sàng sống niềm tin của mình nữa – thậm chí chết vì niềm tin. Chúng ta tin rằng chết không phải là dấu chấm hết, và sự chết cũng chẳng có quyền gì trên chúng ta, bởi vì Chúa Kitô đã được sống lại trong sự sống mới, và chúng ta được hiệp nhất với Người.

Anh Em Nhà Học Đaminh Gò Vấp chuyển ngữ.