Giáng Sinh trên khắp thế giới

1. Chợ Giáng sinh tại Âu Châu

Chợ Giáng sinh (tiếng Đức: Weihnachtsmarkt; tiếng Pháp: Marché de Noël) là một chợ đường phố kiểu truyền thống được tổ chức vào dịp Giáng sinh (thường bắt đầu khoảng 1 tháng trước Lễ Giáng sinh) có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp. Bắt đầu xuất hiện từ cuối thời Thời kỳ Trung Cổ (khoảng thế kỷ 14), cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Đức, Áo và Đông Bắc Pháp trong dịp Giáng sinh cũng như được phổ biến đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Các chợ Giáng sinh bắt đầu xuất hiện ở vùng đất nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp từ cuối thời kỳ Trung Cổ, các chợ thời kỳ đầu có thể kể tới chợ Giáng sinh Dresden (tổ chức lần đầu năm 1434) hay chợ Giáng sinh Bautzen (tổ chức lần đầu năm 1384).

Ngày nay các chợ Giáng sinh thường là dịp thu hút khách du lịch lớn trong mùa Giáng sinh, ví dụ chợ Giáng sinh Dresden thu hút từ 1.5 đến 2 triệu lượt khách mỗi năm, các thành phố khác của Đức có chợ Giáng sinh lớn là Nürnberg, Stuttgart và Augsburg. Tại Pháp, ba chợ Giáng sinh lớn nhất được tổ chức tại các thành phố vùng Đông Bắc là Strasbourg (nơi có chợ Giáng sinh lớn nhất nước Pháp), Colmar và Reims, trong đó chợ Giáng sinh Strasbourg được tổ chức ở xung quanh Nhà thờ lớn Strasbourg từ năm 1570.

Mô hình chợ Giáng sinh hiện nay cũng được phổ biến đến các quốc gia bên ngoài lục địa châu Âu như ở Anh (tại Leeds, Birmingham) hay Hoa Kỳ (do những người Mỹ gốc Đức tổ chức).

2. Giáng Sinh trên miền đất của Ba Vua

Theo truyền thống quê hương của ba nhà đạo sĩ hay còn gọi là Ba Vua, những người đã theo ánh sao dẫn đường đến Bê Lem để thờ lạy Hài Nhi giáng trần, là Ba Tư. Thật vậy, năm 619, thành phố Bêlem bị quân Hồi Giáo Ba Tư chiếm đóng nhưng may mắn là những người này không phá hủy đền thờ. Những người Ba Tư thấy trên các bức ảnh trong nhà thờ có hình Ba Vua là những hình thường thấy trên trang phục vua chúa Ba Tư nên đã không dám phá hủy nhà thờ.

Tuy nhiên, quý vị và anh chị em có thể thấy trong video này tại Ba Tư ngày nay không khí Giáng Sinh gần như không có gì. Giáng Sinh cũng chỉ là một ngày như mọi ngày.

Cũng như tại các nước khác trong vùng Trung Đông, các cộng đoàn Kitô Giáo kỳ cựu tại đây đang đứng trước những chính sách kỳ thị và bách hại gần như công khai của người Hồi Giáo chiếm đến 99.4% trong tổng số 81,824,270. Cám dỗ được thoát ra nước ngoài luôn ám ảnh họ trước trào lưu phát triển mạnh của Hồi Giáo cuồng tín.

Cũng như Ba Vua thay mặt cho ba truyền thống khác nhau, anh chị em Kitô hữu tại Iran cũng chia thành ba nhóm khác biệt nhau với những cách thế khác biệt trong việc cử mừng ngày lễ Ngôi Hai xuống thế làm người.

Nhóm thứ nhất là “những người địa phương”, đó là con số đông đảo nhất những hậu duệ của các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi. Họ là những người Công Giáo hay Chính Thống Giáo, với nghi lễ Armênia hay Assyria- Chanđê. Không chỉ là trong nghi thức Phụng Vụ mà thôi, các gia đình này vẫn còn nói được tiếng Armênia và cả tiếng Aramaic – ngôn ngữ của chính Chúa Giêsu. Vì là công dân thứ thiệt của Iran, tuy bị áp bức và kỳ thị, họ vẫn được luật pháp công nhận. Lễ Giáng Sinh được cử hành long trọng trong các nhà thờ tại Teheran và các thành phố khác. Bên cạnh các lễ nghi tại nhà thờ, những tiệc mừng, những buổi hòa nhạc và cả những hoạt động khác như chợ trời cũng có thể được tổ chức. Tuy nhiên, những cấm đoán về các hình thức biểu hiện tôn giáo không phải là Hồi Giáo đã gói gọn các sinh hoạt này trong một phạm vi riêng tư, ít công khai: bên trong khuôn viên nhà thờ, tại các tư gia.

Nhóm thứ hai là “những ngoại kiều”: Công Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành. Các thánh lễ theo Công Giáo nghi lễ La Tinh được tổ chức tại 4 nhà thờ duy nhất trên toàn quốc Iran. Và cả 4 nhà thờ này đều tập trung tại thủ đô Teheran. Đó là nhà thờ Thánh Tâm, nhà thờ Đức Mẹ Yên Ủi, nhà thờ Abraham và nhà thờ thánh Joan thành Ark. Phụng Vụ được cử hành bằng tiếng Farsi, tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Hàn. Một số nhỏ trong nhóm này thường trú lâu dài tại Iran, đa số các tín hữu khác là các nhân viên ngoại giao, sinh viên, thương gia và các công nhân lao động. Nhóm thứ hai này thường có quan hệ với các tòa đại sứ và do đó, thường cũng được luật pháp bảo vệ theo các công ước ngoại giao. Hầu hết các ngoại kiều đều dự lễ Giáng Sinh tại thủ đô Teheran. Tuy nhiên, theo truyền thống, các nhân viên sứ quán Ý, Pháp, Bỉ và Tây Ban Nha thường dự lễ tại Bethlehem bên Palestine.

Nhóm thứ ba là những Kitô hữu “bất hợp pháp”. Họ cử hành lễ Giáng Sinh trong nguy hiểm. Họ là ai? Thưa đó là những người Hồi Giáo đã cải đạo sang Kitô Giáo hay đó là những người trước đây là Kitô hữu cải đạo sang Hồi Giáo vì lý do hôn nhân, hay nhiều lý do khác trong đó có cả lý do vì sợ, nay ăn năn trở lại; và cả những con cái của các gia đình tôn giáo hỗn hợp. Một khi anh đã theo Hồi Giáo hay anh không theo nhưng cha hay mẹ anh theo thì anh cũng được kể là tín hữu Hồi Giáo và anh không có quyền từ bỏ Hồi Giáo, nếu anh chưa muốn chết. Cơ quan mật vụ tôn giáo Iran được thành lập để theo dõi và bắt bớ những trường hợp này.

3. Giáng sinh tại Indonesia

Indonesia là một quốc gia rất năng động. Quốc gia này bao gồm hơn 17,000 hòn đảo, trải dài trên hơn 5,000 km và có dân số khoảng 250 triệu người. Những hòn đảo hoặc nhóm đảo chính là Sumatra, Java, Kalimantan, Sulawesi và Moluccas. Khoảng 300 nhóm dân tộc khác nhau sinh sống ở đó, chủ yếu là người Mã Lai.

Indonesia là quốc gia có đông người Hồi Giáo nhất trên thế giới. 87.2 phần trăm người Indonesia tự nhận là theo đạo Hồi, 9.9% theo Kitô Giáo trong đó Công Giáo chiếm 2.9%, 1.7 theo Ấn Độ giáo và 0.7 theo Phật giáo.

Bất chấp những trào lưu Hồi Giáo cực đoan, chính phủ Indonesia theo đuổi một chính sách khoan dung về tôn giáo. Hôm 24 tháng 12, Đài Phát Thanh Quốc gia Inđônêsia phát chương trình đặc biệt trực tiếp truyền thanh thánh lễ Giáng Sinh được Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tại Vatican.

Tưởng cũng nên nhắc lại là ngày 01/04, Radio Vatican đã ký kết một thỏa thuận hợp tác với Đài Phát Thanh Quốc gia Inđônêsia nhằm thúc đẩy “một sự hợp tác chặt chẽ giữa hai đài trong những sự kiện tôn giáo đặc biệt quan trong đối với đời sống Giáo Hội hoàn vũ”.

4. Giáng sinh tại Ethiopia

Trong tổng số 99,465,800 dân, 43.5% người Ethiopia theo Chính Thống Giáo; 33.9% theo Hồi Giáo; chỉ có 0.7% theo Công Giáo

Giáo Hội Chính thống Ethiopia và cả Giáo Hội Công Giáo nước này vẫn sử dụng lịch Julian cũ, vì vậy họ ăn mừng Giáng sinh vào ngày 07 tháng Giêng, không phải 25 tháng 12!

Các tín hữu giữ chay vào đêm Giáng sinh. Lúc bình minh vào sáng ngày lễ Giáng Sinh, hầu hết mọi người mặc một bộ quần áo truyền thống được gọi là một shamma. Đó là một mảnh vải trắng mỏng với những sọc màu sắc rực rỡ trên đầu. Các thánh lễ Giáng Sinh bắt đầu lúc 04 giờ sáng và thường kéo dài đến 3 giờ.

Thủ đô của Ethiopia là Addis Ababa. Đó là một thành phố hiện đại. Nhưng hầu hết những người sống bên ngoài các thành phố lớn vẫn còn phải sống trong những ngôi nhà tròn làm bằng bùn.

5. Giáng sinh tại Jordan

Jordan có một cộng đoàn Kitô Giáo bản địa. Theo số liệu thống kê chính thức, trong tổng số 8,117,500 dân, 92% theo Hồi giáo và phần còn lại 8% theo Kitô giáo. Có một số thị trấn ở phía bắc Jordan, nơi đa số dân theo Kitô giáo và cũng có các thị trấn và làng mạc nơi người Kitô Giáo có thể nngang ngửa với người Hồi Giáo.

Hiến pháp công nhận Hồi giáo là quốc giáo, nhưng Hiến pháp cũng quy định quyền tự do thực hành niềm tin tôn giáo. Khoan dung tôn giáo được khích lệ và ít có trường hợp người ta bị phân biệt đối xử vì niềm tin tôn giáo của mình.

Tại Jordan Giáng sinh là một ngày quốc lễ chính thức. Dân chúng trang trí Giáng sinh và cây Giáng sinh có thể được nhìn thấy trong các cửa hàng và trung tâm mua bán.

Ngày Giáng sinh đối với người Jordan, bất kể niềm tin tôn giáo của họ, mang ý nghĩa hòa bình, yêu thương và hiểu biết lẫn nhau.

6. Giáng sinh tại Phi Luật Tân

Người dân Phi Luật Tân muốn ăn mừng Giáng sinh càng lâu càng tốt! Bắt đầu vào tháng Chín các bài hát mừng Giáng sinh đã vang lên trong các cửa hàng!

Các tín hữu Công Giáo chính thức chuẩn bị cho lễ Giáng sinh vào ngày 16 tháng 12 khi đông đảo anh chị em tham dự các thánh lễ trước bình minh. Cao điểm của việc mừng lễ là Thánh Lễ Giáng Sinh và tiếp tục kéo dài sang tháng Giêng, kết thúc với Chúa Nhật Lễ Hiển Linh.

Tháng mười hai thực sự là một trong những tháng ‘mát’ nhất trong năm tại Phi Luật Tân. Phi Luật Tân chỉ có hai mùa là mùa mưa (từ tháng Sáu đến tháng Mười) và mùa nắng. Tháng mười hai là một trong những tháng giữa mùa mưa và mùa khô.

Trong những năm qua, Phi Luật Tân đã gánh chiụ nhiều trận bão tai hai và hàng chục ngàn người bị mất nhà cửa, vì vậy rất nhiều người không thể ăn mừng Giáng sinh như trước đây.

7. Australian Catholic Weekly lên tiếng về những tấn kích nhắm vào Đức Hồng Y George Pell

Trong một báo cáo đầy đủ được đăng trên tờ Australian Catholic Weekly, ký giả Monica Doumit đã phản bác một số quan niệm sai lầm đang được phổ biến về vai trò của Đức Hồng Y George Pell trong cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, và câu trả lời của Đức Hồng Y trước một ủy ban điều tra hoàng gia.

Đức Hồng Y Pell không tìm cách trì hoãn sự xuất hiện của mình trước ủy ban điều tra hoàng gia, Doumit nhấn mạnh. Khi ngài tiết lộ rằng tình trạng sức khoẽ ngăn cản ngài bay sang Úc để đích thân làm chứng, Đức Hồng Y đã yêu cầu được cung cấp lời khai qua một cầu truyền hình. Nhưng chủ tịch của ủy ban đã từ chối đề nghị đó.

Hơn nữa, hầu chắc là Đức Hồng Y Pell sẽ không cung cấp bất kỳ những chi tiết nào hoàn toàn mới mẻ vì ngài đã trình bày toàn bộ vấn đề, Doumit viết: “Có đủ những bằng chứng đã được công bố rộng rãi cung cấp cho chúng ta một hình ảnh rất rõ ràng và toàn diện về các đáp trả của Đức Hồng Y với những cáo buộc chống lại ngài.”

Một cáo buộc gần đây, trên các phương tiện truyền thông Úc, nói rằng có người đã nghe lỏm được câu chuyện giữa Đức Hồng Y Pell với một linh mục về một giáo sĩ ấu dâm. Nhưng chuyện đó gần như chắc chắn đã không xảy ra, bởi vì Đức Hồng Y Pell và vị linh mục kia ở hai thành phố khác nhau vào thời điểm nhân chứng khẳng định đã nghe lỏm được cuộc thảo luận của họ.

Tương tự như vậy, một tuyên bố nói rằng vị Hồng Y tương lai đã cố gắng để hối lộ một nạn nhân lạm dụng đừng báo cáo hành vi sai trái của một linh mục là sai, vì vào thời điểm cuộc nói chuyện này, Đức Tổng Giám Mục Pell biết rằng cảnh sát đã khởi sự cuộc điều tra.

8. Thông điệp Giáng Sinh chung của Anh Giáo và Công Giáo Ái Nhĩ Lan

Trong một cử chỉ đại kết, Đức Tổng Giám mục Eamon Martin của tổng giáo phận Armagh, giáo chủ Công Giáo toàn Ái Nhĩ Lan, cùng với Đức Tổng Giám mục Richard Clarke, của Anh Giáo, đã ký chung một thông điệp Giáng sinh.

Thông điệp có đoạn viết:

“Xung quanh chúng ta ở đất nước này, có những người có thể cảm thấy không còn chút hy vọng nào cho bản thân hoặc gia đình của họ. Chúng ta có thể trở thành những sứ giả của hy vọng nhân danh Chúa Kitô, Đấng được sinh ra trong một máng lừa ở Bethlehem. Cũng như Chúa Kitô, là Đấng đã bước vào thế giới của chúng ta để mang hy vọng đến những nơi tuyệt vọng và ánh sáng đến những nơi tối tăm, chúng ta cũng có thể trở thành những con người của hy vọng bằng cách sống trọn vẹn sứ điệp yêu thương của mầu nhiệm Giáng Sinh”.

9. Ý niệm Thiên Chúa là Cha Giàu Lòng Thương Xót mang nhiều người Mông Cổ đến với Giáo Hội Công Giáo

Hầu hết người Mông Cổ đã chấp nhận đức tin Công Giáo vì những khái niệm về lòng thương xót của Thiên Chúa Cha. Cha Giorgio Marengo, một linh mục truyền giáo ở thành phố Arvaikheer, nơi có 25,000 dân đã cho biết như trên.

Nhà truyền giáo đầu tiên đến đất nước cựu Cộng sản này là vào năm 1992. Ngày nay, theo AsiaNews, có 1,100 người Công Giáo Mông Cổ trong sáu giáo xứ.

“Hầu như tất cả những người đã đón nhận Thiên Chúa giáo đều bị đánh động bởi ý niệm về sự tha thứ và rằng tội lỗi không theo ta đến suốt một đời” Cha Giorgio Marengo nói.

“Lòng Thương Xót dịu dàng của Chúa Cha đã có sự cộng hưởng tuyệt vời,” ngài nói thêm. “Một Thiên Chúa xót thương thật là tuyệt vời, và khái niệm về sự tha thứ ngõ hầu chúng ta có thể bắt đầu cuộc sống mới thật là cách mạng. Người Mông Cổ trân trọng ý tưởng rằng người ta có thể bắt đầu lại. Đó là một cái gì đó rất khích lệ trong cuộc sống của họ. ”

10. Giáng Sinh tại Bắc Kinh

Cư dân Bắc Kinh đã phải trải qua một mùa Giáng sinh với một bầu trời ô nhiễm khói nặng đến mức chính quyền phải ban hành một cảnh báo đề nghị hạn chế việc ra đường. Trưa ngày 24 tháng 12, chỉ số ô nhiễm không khí tại thủ đô Bắc Kinh đạt đến 500 là mức ô nhiễm không khí cao nhất.

Trẻ em và người già được khuyên nên ở trong nhà, và tất cả các hoạt động ngoài trời phải giảm đến mức tối thiểu.

Tuy nhiên, các nhà thờ vẫn đầy các tín hữu đến dự lễ.

Thượng Hải và nhiều vùng tại châu thổ sông Dương Tử cũng bị bao phủ bởi sương mù. Nhưng mức ô nhiễm được xem là nhẹ hơn. Chỉ số ô nhiễm không khí tại Thượng Hải là 255, mức coi là bị ô nhiễm nặng, lúc 12 giờ trưa ngày 24 tháng 12.

Trong một động thái bất thường hôm thứ Năm 24 tháng 12, Mỹ, Pháp, Anh, và Úc đã cảnh báo các công dân của mình đang có mặt tại Bắc Kinh hãy cẩn thận đề phòng nguy cơ khủng bố. Đại sứ quán Mỹ cho biết trong một tuyên bố ngắn gọn rằng họ đã “nhận được thông tin về các mối đe dọa có thể” xảy ra tại khu vực Sanlitun, nơi có nhiều đại sứ quán nước ngoài, xung quanh ngày Giáng sinh.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ đã nhận được các báo cáo. Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung quốc là Hong Lei nói: “Chúng tôi đã nhận được các báo cáo có liên quan. Xin vui lòng tham khảo thêm với các cơ quan hữu quan của chính phủ Trung Quốc để có các thông tin chi tiết. Các cơ quan hữu quan của Trung Quốc đã luôn luôn chú trọng đến công tác an sinh xã hội, và không bỏ qua một nỗ lực nào trong việc bảo vệ sự an toàn của công dân Trung Quốc và người nước ngoài”.

Chính thức mà nói, Trung Quốc là một quốc gia vô thần. Do đó, Giáng sinh không phải là một ngày nghỉ lễ tại quốc gia này.

11. Câu chuyện muà Giáng Sinh 2015: Người phụ nữ phát cơm trong trường học bị đuổi

Nếu bà cứ làm đúng theo qui định cuả trường học, nghiã là lấy phần cơm lại trên tay cô học sinh 12 tuổi đang đói mà vất vào sọt rác, thì bà vẫn còn là một công chức cuả chính phủ cho đến ngày hôm nay, và chắc hẳn vẫn có một đồng lương để mà vui hưởng một muà mua sắm thỏai mái trong dịp Giáng Sinh này.

Nhưng bà Dalene Bowden, một nhân viên phát cơm trong Cafeteria cuả trường Irving Middle School ở Pocatello, tiểu bang Idaho, đã không nỡ làm như vậy. Bà đã đưa không phần ăn cho cô bé. Bà nhớ lại cái ý nghĩ cuả mình lúc đó rằng:” Sự việc làm cho tôi đau lòng, và đưa mình đến trước một quyết định sai quấy, nhưng bạn phải làm gì khi con bé nói với bạn là nó đang đói và lại không có tiền?”

Bà nói thêm:”Tôi trao cho con bé cái điã đồ ăn.”

Qui định cuả nhà trường trong những trường hợp như vậy là giằng lại cái đĩa cơm và quẳng vào sọt rác.

Hành động ‘ủy mị như đàn bà’ cuả bà Dalene Bowden đã không thoát khỏi cái nhìn ‘cú vọ’ cuả ông cai nhà bếp. Trước đây bà đã cho không một chiếc bánh nướng và đã bị ông ta cảnh cáo bằng miệng.

Ông ta đã bắt bà tại trận, bà đã xin trả tiền cho con bé, chỉ là 1.7 đô mà thôi, nhưng ông ta không chịu và đuổi bà về ngày hôm đó.

Hai ngày sau, ngày 19 tháng 12, bà nhận được một lá thư cuả Ty Học Chánh cho biết bà đã bị đuổi vì lý do :” ăn cắp tài sản cuả Sở Giáo Dục”.

Bà Dalene Bowden đăng lá thư trên facebook để than thở số phận ‘hẩm hiu’ với chúng bạn và lập tức tạo ra một cơn bão phẫn nộ trên khắp thế giới.

“Không ai có thể bị kết án là ăn cắp dưới 2 đô được” một luật sư cho biết.

Một phụ nữ ở Pocatello tên là Raushelle Goodin-Guzman đã giúp thiết lập một trang thỉnh nguyện thư trên mạng với tựa đề “đừng đuổi người nhân viên phát cơm trưa nhân từ: Trẻ em không nên bị bỏ đói !”

Trang mạng cho rằng những qui định hiện thời cuả trường học là sai quấy, cần phải có một ‘đường hướng nhân đạo’ hơn để đảm bảo rằng tất cả các học sinh được ăn no, cho dù tình trạng tài chánh cuả chúng có nghèo khổ đến đâu cũng vậy.

Qui định ‘lấy lại phần ăm mà vất đi’ là một việc làm không chỉ đã gây khổ tâm cho nhân viên nhà cơm mà thôi, mà đồng thời đã là một việc làm xỉ nhục cho các em nhỏ nữa.

“Người nhân viên phát cơm này đáng được giữ việc làm cuả mình” bà Goodin-Guzman viết. “Qui tắc cuả nhà ăn là phải ưu tiên cho những hành động nhân từ và đảm bảo rằng mọi đứa trẻ có đủ dinh dưỡng để có thể chăm lo việc học. Những qui định hiện hành là sai quấy. Chúng ta cần phải thay đổi chúng hay là phải thay đổi những người đã tạo ra chúng.”

Cho tới thứ Năm trước Giáng Sinh, thỉnh nguyện thư đã được 87 ngàn người ký.

Nhưng bức thỉnh nguyện thư đã gửi sai điạ chỉ, thay vì gửi cho Ty Học Chánh Quận 25 là cơ quan chủ nhân cuả bà Dalene Bowden thì lại gửi cho Toà Thị Chính cuả thành phố Pocatello.

“Điện thoại cuả Toà Thị Chính rung lên không ngưng nghỉ, và hai trang facebook và Twitter cuả Toà hầu như đã vỡ tung ra vì câu chuyện đuổi việc này,” ông thị trưởng Brian Bald cho biết.

Chúng tôi cho biết không hề có liên quan gì tới câu chuyện cả, nhưng nào có ai nghe chúng tôi đâu, bởi vậy chúng tôi phải xử sự công việc như là một cuộc ‘báo động đỏ’.

Ông thị trưởng đòi gặp ông chánh sở học chính, trong một phản hồi trên mạng ông viết:

“Chúng tôi cảm kích việc Sở Học Chính đã đồng ý gặp gỡ chúng tôi mặc dù Toà Thị Chính và Sở Học Chính là hai cơ quan không có liên hệ với nhau, chúng tôi đã đồng ý làm việc trên một nguyên tắc rằng ‘mọi đứa trẻ cuả cộng đồng’ là quan trọng.”

Bắt đầu, Sở Học Chính có vẻ như tránh né vấn đề. Một phát ngôn viên cuả Sở cho biết ‘ông cai’ nhà bếp đã hành động đúng phép và không có một đứa trẻ nào đã bị đói cả.

Họ cho biết không hề đuổi ai chỉ vì một lần vi phạm mà thôi, những gì mô tả trên báo chí về họ là không đúng…

Nhưng sau khi có hàng ngàn chữ ký tới tấp gửi tới nữa, Sở Học Chính lại đưa ra một thông cáo mới vào tối thứ Tư rằng:

“Trong tinh thần cuả Ngày Lễ, ông Chánh Sở đã ra lệnh cho Sở Học Chính liên lạc với bà Bowden về việc cung cấp cho bà một cơ hội trở lại làm việc với Sở.”

Về phần bà Bowden, bà cho biết cho đến tối thứ Năm thì bà đã chưa “nhận được một điện thoại” nào từ Sở Học Chính cả. Bà xin công chúng giúp ý kiến cho bà có nên nhận việc lại không bởi vì bà “cảm thấy như đang bược trên những võ trứng mỏng manh với Sở”

“Tôi phải suy nghĩ kỹ lưỡng,” bà nói. “Tôi lo sợ họ sẽ làm cho tôi khổ sở hơn, rồi xếp đặt để gạt tôi ra một cách nào đó.”

“Mọi việc đã thay đổi không còn như xưa nữa,” bà viết trên facebook. “Tôi sẽ phải làm gì mỗi khi có một đứa trẻ đang đói đứng trước mặt tôi? Tôi lại bị đuổi nữa chăng? Xin cho tôi biết ý kiến.”

Được biết tại Idaho có tới 15% dân số sống dưới mức nghèo khổ, và chính quyền đã có những biện pháp giúp học sinh được ăn với giá rẻ. Mọi học sinh có thể ‘ăn ké’ cho tới 11 đôla trước khi bị từ chối và cha mẹ bị thông báo.

Trường hợp em bé gây ra phiền phức cho bà Bowden thì em vẩn có thể ‘ăn ké’ vì số tiền nợ cuả em chưa đạt tới 11 đô. Tuy nhiên, theo cha mẹ cuả em, em đã không biết là mình có thể ‘ăn ké’, đã rất xấu hổ về sự ấy, và nghe rằng bà Bowden rất nhân từ cho nên em đã chạy tới bà.

Sở Học Chính cho biết họ đang sửa đổi một số qui luật để các nhân viên không phải vất đồ đi như trước.

Có người đưa ra ý kiến, hãy thăng chức cho bà lên làm cai.

12. Hình ảnh 5.000 người tham dự Lễ Giáng Sinh tại Houston Texas

151225 Houston (1)

13. Xứ Đức Mẹ La Vang quận Cam California hát mừng Chúa giáng sinh

IMG_3669 LIGHT

14.  Xứ Đức Mẹ La Vang Denver Colorado mừng lễ Giáng Sinh

Christmas_eve20 1

15. Đại lễ mừng Chúa Giáng Sinh tại xứ Đức mẹ La Vang Portland Oregon

015

16. Giáng Sinh tại Gx.Nghĩa Thành – Gp. Vinh

151224 NghiaThanh (4)

17. Noel 2015 tại Gx Lam Điền Hà Nội
18. Giáng Sinh tại xứ Đồng Trì, Hà Nội
19.  Video Lễ Giáng Sinh – GX. Khiết Tâm, Tân bình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *