Những lí do ngày nay con người khước từ Thượng Đế và nói với những người vô thần về Thượng Đế

Phêrô Phan Văn Thuận, TSĐT

I. Theo con, có hai lý do quan trọng để con người ngày nay từ chối Thượng Đế là Tự Do và Sự Dữ

  1. Tự do

Thứ nhất. con người không muốn bị ràng buộc muốn tự do tự tại: ly dị là quyền của tôi, tôi muốn ăn hối lộ mặc tôi, tôi muốn nói xấu ai kệ tôi. Tôi muốn làm gì thì làm, tôi không cần biết suy nghĩ, lời nói, việc làm của tôi bị ràng buộc bởi một đạo lý nào hết.

Thứ hai, con người ngày nay cần thực hữu, có nghĩa là tất cả mọi thứ điều khiểm chứng được bằng khoa học: như cấu tạo của một máy rô bốt có thể làm việc thay con người, tôi có thể cho anh biết anh mang trong người bệnh gì…? Cây bắp có thể biến đổi ghen. Một loại hoa giấy màu đỏ, tôi có thể ghép thành nhiều màu, vàng, đỏ, tím khác nhau… Lối sống thực dụng, ăn nhanh, làm nhanh, con người không cần đến sức lực nhiều mà thành quả thu được lại năng xuất hơn…

Thứ ba, tự do tôn giáo. Có nhiều ý kiến cho rằng: Đạo nào cũng là đạo, đạo tại tâm, đạo ông bà, đạo Phật, đạo Hindu… Những người theo đạo cho rằng: họ có một đấng thần linh mà họ tin có thể cứu giúp họ thoát khỏi mọi thứ và đạo họ tốt cho họ khi họ làm theo tâm thức hay một vị nào đó đã vẽ đường cho họ đi tốt hơn đạo Thượng đế sáng lập vì có nhiều người cho rằng: tôi thấy những người theo đạo phạm tội rồi đi vào nhà thờ xưng tội xong là hết. Xưng hết tội lại phạm tội… đạo gì mà lạ thế.

Thứ tư, họ khước từ Thượng Đế vì: Theo đạo thì nhiều, sống đạo thì ít, không sống theo Lời của Thượng Đế, những người này đi nhà thờ về chưởi tục, chưởi thề như cái máy. Sống thì bê tha, tục tỉu, vợ chồng đánh nhau, con cái thì đi hoang… Tiếp đến, có một số giám mục, tu sĩ, lợi dụng lòng tốt của dân để trục lợi vật chất, dùng quyền lực để nói chuyện, sai bảo người khác mà không ái ngại và vấn đề cốt lõi là “sex” có một số họ đã hồi tục, một số thì lợi dụng sex với người dưới tuổi vị thành nên làm cho giáo hội mang tai tiếng, phải bán nhà thờ để đền bù thiệt hại cho người bị hai. Từ những lý do trên, một phần nào đó giúp cho con người ngày nay từ chối Thương Đế.[1]

  1. Sự dữ

Hiện nay, con người mắc phải nhiều chứng bệnh nan y mà không có thuốc chữa, những vụ động đất, núi lửa phun trào, những người ngèo càng nghèo thêm… họ cho rằng những thứ ấy là sự dữ. Và họ đặt câu hỏi cho con người theo Thượng đế rằng: Những người bị bệnh nan y đó sao không thấy Thượng Đế chữa bệnh cho họ, trừ mọi bệnh tật, đau khổ cho họ. Thượng đế ở đâu khi động đất ngăn chặn, núi lửa, ban mưa xuống khỏi hạn hán, tạo sao Thượng Đế không ngăn chặn sóng thần, bão lụt đã cướp đi hang ngàn sinh mạng vô tội. Thượng Đế ở đâu khi những người trượng phu thì luôn lầm than, kẻ tiểu nhân thì luôn gặp may…Và một số người có thành kiến về Kitô giáo ho tìm những chứng từ mực đen giấy trắng như: “ Khi kêu đến Ta, Ta liền đáp lại, lúc ngặt ngèo có Ta ở kề bên, Ta giải cứu và ban nhiều vinh dự” (Tv 91-100). Hay “Ai tin thì sẽ được, Ai cầu thì sẽ thấy”, “Ta đến không phải đem hòa bình xuống cho thế gian, nhưng đem hận thù…”(Lc 12, 49-53) họ dựa vào những lời trên để họ từ chối Thượng Đế khi con người kêu đến Thượng Đế mà Thượng đế không cứu giúp. Có thể nói rằng con người ngày nay quy tất cả mọi biến cố không may hay Sự Dữ cho Thượng Đế. Họ đỗ lỗi mọi sự dữ ấy cho Thượng Đế. Phải chăng, Thượng đế chỉ là hư ảo đối với con người ngày nay hay Thượng đế đã chết. Phải chăng con người tạo ra Thượng Đế.[2]

II. Những nẻo đường tự nhiên nói về Thượng Đế với người vô thần

Khi người vô thần hay các đạo khác hỏi có Thượng Đế không? Tại sao anh tin vào Thượng Đế?

Thứ nhất, con sẽ nói về tự nhiên, “nhìn lên bầu trời ta thấy hàng tỉ ngôi sao tụ họp lại với nhau, cuốn hút lấy nhau… Và hàng ngàn tỉ thiên hà như thế hợp thành vũ trụ. Và hỏi ngươc lại họ rằng: tại sao trái đất quay quanh mặt trời, tại sao trái đất nằm lơ lững trên không trung được[3]…” nếu họ không trả lời được thì con xin trả lời: Và câu trả lời của con cho họ rằng: tất cả mọi vật trên thế gian này đều có nguồn gốc, các vật chuyển động được là nhờ vào tác động của vật khác, nó không tự nó mà có phải có Đấng Tự Hữ tác thành, chăm sóc, vận hành theo một quy luật nhất định. Nếu không nó sẽ như con tàu không người lái, tự nó đâm vào nhau và hủy diệt.[4]

Thứ hai con xin nói về sự hiện hữu của Thượng Đế nơi họ. Bạn không tin vào con người có linh hồn ư: theo tôi bạn đã lầm, bạn hiện diện trên thế gian này được là nhờ đâu? Có phải nhờ cha mẹ bạn không? Cha mẹ bạn hiện diện được là nhờ đâu, phải chăng đó là nhờ ông bà, cứ như vậy tiến trình tiệm tiến cho tới cùng đích là sẽ có một Đấng toàn hảo Tạo nên đó là nguyên nhân tác thành nên bạn. Bạn không thấy tổ tiên, nhưng bạn vẫn tin sự hiện diện của bạn là do tổ tiên.[5]

Cho nên bạn thờ ông bà tổ tiên và cúng bái mỗi ngày dỗ hay lễ tết và mong ông bà phù hộ. Còn mình, mình chưa thấy linh hồn của một ai, nhưng mình vẫn tin con người có xác có hồn, vì khi con người chết đi hồn sẽ đến một nơi nào đó, còn xác thì thối đi. Cũng giống như bạn mong ông bà phù hộ, nếu ông bà phù hộ thì chỉ có linh hồn mới phù hộ chứ xác thì không thể. Vì thể xác đã thối, mục nát đi rồi. Vì vậy, con người có xác có hồn, xác và hồn thì không thể tự nó mà có. Nhưng nó có nguyên nhân tạo nên nó.

Thứ ba, nếu ai đó hỏi Thượng Đế có hiện diện không? Tôi trả lời là có vì: Vạn vật có đó rồi mất đi, nó biến thể từ dạng này qua dạng khác, khi nó bị biến đổi nó chết đi và thân nó hủy thành bùn làm chất dinh dưỡng nuôi cây khác. Con người sống trên trái đất này là tất yếu nó có thể có hoặc có thể không. Giống như bản thân mình, nếu không được sự yêu thương và gìn giữ mạng sống của cha mẹ mình, thì mình không hiện diện nơi đây. Vì vậy, mình có thể hiện diện nơi đây hoặc không hiện diện nơi đây. Thực sự mình hiện diện nơi đây phải có nguyên nhân tác thành của cha mẹ cũng như ví dụ thứ hai. Mình phải hiện diện, mình mới biết được cha mẹ của mình… cho đến hiện diện của một nguyên nhân đầu tiên.[6]

Thứ tư, có ai nói tại sao anh đẹp trai vậy, thân hình anh chuẩn vậy? Tôi sẽ trả lời, mỗi người có cái đẹp khác nhau, hoàn thiện khác nhau, không ai giống ai. Chắc hẵn tôi như vậy là có nguyên nhân của nó vì: Nếu như, tôi giống anh, giống mọi người thì xã hội này cho dù có đặt tên, năm sinh khác nhau thì cũng không nhận ra nhau, đâu là anh, đâu là em và đâu là cậu cô chú bác được. Như vậy, tôi khác anh là như vậy, tôi khác anh, vì tôi hiện diện có mục đích của tôi, anh không thể thay thế tôi được. Vì tôi có nhân vị, nhân cách và phải có nguyên nhân tối hậu toàn hảo là Thượng Đế, tôi mới được như vậy.[7]

Thứ năm, nếu đươc chứng minh tại sao muôn loài hướng về sự thiện hảo cho chính mình tuy vạn vật khác nhau và quy về một mối có trật tự và vận hành một cách chính xác như vậy. Như cục đá để xây nhà nó vừa có tác dụng làm nên một thứ gì đó hoàn hảo. Tuy cục đá vô tri nhưng nó hướng đến cứu cánh của nó. Tức là nó phải có nguyên nhân tác thành nên nó và nó được xắp xếp một cách trật tự. Ta thấy không phải đá nằm ở từng lớp dưới lớp đất thịt. Không phải cục đá tự nằm sẵn trên mặt đất, không phải cục đá tự nó có hình thành nên nó. Phải có một Đấng toàn năng vận hành và nó được xắp sếp phải như thế này không được như thế kia. Nếu như nó nằm sai vị trí của nó, thì trái đất sẽ không còn tôn tại. Cũng như bầu khí quyển chẳng hạn, những tầng lớp khí quyển đó được vận hành và có tác dụng của nó.[8]

Như vậy, mọi thứ được vận hành theo quy luật để sinh tồn và hướng đến cứu cánh của chúng. Cho dù vật đó vô tri hay hữu tri thì đều do Thượng đế tạo thành.

 

Sách tham khảo

Morin Dominique, gọi tên Thượng Đế, chuyển dịch lm. Đặng Xuân Thành – Nguyễn Anh Tuấn, gọi tên Thượng Đế, nxb phương đông, 2008.

Nguyễn Đăng Trực, lý học về Thượng Đế, lưu hành nội bộ, không rõ năm xuất bản.

Không rõ tác giả,Đi tìm du vết Thưng Đế, sách lưu hành nội bộ,không rõ năm xuất bản.

[1] Trích lại Dominique Morin, chuyển dịch lm. Đặng Xuân Thành – Nguyễn Anh Tuấn, gọi tên Thượng Đế, nxb phương đông, 2008, tr 108-111.

[2] Đặng Xuân Thành, tr 201 -231.

[3]Không rõ tác giả, Đi tìm du vết Thưng Đế, sách lưu hành nội bộ tr2

[4] Xc Nguyễn Đăng Trực, lý học về Thượng Đế, lưu hành nội bộ, không rõ năm xuất bản, tr 106 -111.

[5] Nguyễn Đăng Trực, tr 112-116.

[6] Sdd, 117-120.

[7] Sdd, 120-123.

[8] Nguyễn Đăng Trực, tr113-127.