NGUỒN GỐC VIỆT NAM của CÁC HỌC THUYẾT Á ĐÔNG – P.3

VĂN MINH VĂN HÓA VIỆT NAM trên THẠP và TRỐNG ĐỒNG

1. DẪN NHẬP

2. CHỮ VIỆT TRÊN THẠP VÀ TRỐNG ĐỒNG

3. NỘI DUNG VIỆT, LẠC, THƯỢNG, HÙNG, và MẸ, MỆ, NÃI, CHA, GIA GIA

4. BỐN CHỮ ĐẶC BIỆT TRÊN MẶT TRỐNG

1. DẪN NHẬP

1.1 Di Sản Tổ Tiên.

Từ đầu Thời Hùng, từ năm 2879 ttl, Việt Lạc đã kiện toàn một nếp sống đem lại thịnh vượng, thanh bình, hạnh phúc.

Nền Văn hóa nầy không chỉ phổ biến rộng rãi trong toàn dân, mà còn được lưu truyền qua hàng trăm đời. Ngoài nếp sống từng ngày, thuần phong mỹ tục, các định chế, tục ngữ ca dao, Tổ Tiên Việt còn lưu truyền những Truyền kỳ, và những học thuyết cao siêu.

Ròng rã trong suốt mấy ngàn năm qua, Tổ Tiên Việt Lạc Sông Hồng còn để lại biết bao sản nghiệp, di vật, tài liệu và tác phẩm quý giá ở mọi phương diện.

Tuy nhiên, dưới thời Bắc thuộc, mọi di vật mang dấu tích của nền văn minh và Văn hóa Lạc Hồng, đều bị người Trung Hoa tìm mọi cách cướp đoạt, hủy hoại hoặc lạm nhận. Vì vậy, ngoài những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian, chúng ta còn rất ít di vật của Tổ Tiên.

*     *

1.2 Bảo chứng 3000 năm.

Thế nhưng, gần đây đã phát hiện dưới lòng đất một số di tích bằng đồng từ hơn 3000 năm trước, đặc biệt những Thạp và Trống đồng Đông Sơn thời tuyệt kỹ.

Thạp và trống Đông Sơn không chỉ đặc biệt ở hợp chất, ở tiếng vang, mà còn độc đáo ở hình dạng và ở cách trang trí.

Tuyệt diệu hơn nữa, qua các hoa văn, qua cách trang trí và hình dạng độc đáo của Thạp và Trống Đông Sơn, Tổ Tiên ta đã mã hóa toàn bộ những ý niệm và học thuyết đã khởi phát từ trước thời Đế Nghiêu, 2196 ttl, cách đây hơn 4200 năm.

Nhờ đó, ngày nay, sau hơn 3000 năm, chúng ta còn có những Thạp và Trống chất chứa những bảo chứng của Học thuyết Việt cổ đại, hoàn thiện trước cả sự thành hình của Tộc Hoa. [Tộc Hoa do các nhóm du mục tụ tập và chính thức thành hình vào năm 1046 ttl, khi thành lập Nhà Chu].

*     *

1.3 Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ.

Về phương diện văn minh và Văn hóa, hoa văn trên Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ chính là những hình vẽ nguồn gốc của những chữThượng, Lạc, Việt, Hùng, Mẹ Cha, Bà Ông, và cảnh trí sinh hoạt đương thời.

Những chữ Thượng, Lạc, Việt, lại là lịch sử, lý lịch, và là niềm hãnh diện của Tổ Tiên trao truyền cho con cháu. Những chữ Hùng, Mẹ Cha, Bà Ông lưu truyền lòng kính quý và niềm tin mấy ngàn năm của Dòng Tộc. Cảnh trí sinh hoạt lưu truyền nếp sống gia đình và cộng đoàn đương thời

Điều kỳ diệu là tất cả mọi chữ nầy cũng đều đúng phương vị và sánh đôi trên Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ. Tất cả đều được trình bày tương ứng trên Thạp và Trống, không chỉ ở vị trí, mà còn về nội dung, đặc tính, và trương độ.

*     *

1.4 Tinh hoa Việt Nam từ 3000 năm trước.

Nhờ đó, qua Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, chúng ta gặp lại tinh hoa của dân Việt Lạc Sông Hồng, nay là Việt Nam, không chỉ ở phương diện kỹ thuật đồ đồng, mà còn là nền văn minh, văn hóa và học thuyết của Tổ Tiên ở thời trước đây hơn 3000 năm.*1

*1 – Về Thạp và Trống đồng, đọc bài 1302. Thạp và Trống đồng Việt Nam, đb phần 4.

      

Thạp Đào Thịnh  

            

Trống Ngọc Lũ

*     *     *     *

2. CHỮ VIỆT Trên THẠP VÀ TRỐNG ĐỒNG

2.1 Hình Vẽ thành Nét Chữ.

Chữ viết vùng Á Đông Xưa căn cứ trên loại chữ tượng hình. Người xưa dùng hình vẽ để ghi nhớ và liên lạc. Qua thời gian, hình vẽ được đơn giản hóa thành những đường nét chính, rồi trở thành chữ viết. Vì nét chữ chỉ giữ lại những đường chính của hình vẽ, nên hình vẽ nguyên thủy đã chứa đựng nội dung đầy đủ hơn chữ viết.

Vì vậy, qua loại hình vẽ thành chữ viết, Tổ Tiên ta đã dùng hoa vănhình dạng, và cách trang trí đặc biệt, để biến Trống và Thạp đồng Đông Sơn thành kho báu cất giấu toàn bộ học thuyết siêu việt của Lạc Hồng đương thời.

Sau đây là một số hình vẽ đã trở thành nét chữ, được ghi nhận trên Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ.

*     *

2.2 Nhà Sàn Mái Cong chữ THƯỢNG 常.

a. Theo khảo cổ.

Theo di tích khảo cổ, từ nhiều ngàn năm trước, nhà sàn mái cong là đặc điểm của vùng Việt Thượng Sông Hồng.

Hình vẽ những ngôi nhà đặc biệt nầy đã là biểu hiệu của vùng.

Sau một thời gian, hình vẽ trở thành đơn giản hơn, rồi các đường nét trở thành chữ Thượng 常.*2

*2 – Mãi tới thế kỷ 8 dl, Trung Hoa vẫn chưa có nhà mái cong. – Đọc Mỹ Thuật Cổ Truyền Việt Nam, do Nguyễn Khắc Ngữ, nxb Nghiên Cứu Sử Địa, Monréal 1981, tr 59.

b. Hình trên Mặt Trống.

Trên mặt trống Ngọc Lũ, và trên nhiều trống khác, có những ngôi nhà sàn mái cong, cội nguồn của chữ Thượng 常. [hình 2.2].

Hình vẽ 2 đầu nóc nhà cong lên trở thành hai nét .

Hình vẽ mái nhà, con chim đậu trên nóc, và 2 đầu hồi nhà, trở thành nét .

Hình khuôn nhà, [trong có người ngồi], trở thành nét .

Ba chân của sàn nhà là nét .*3

*3 – Hình nhà sàn mái cong được lặp lại, đối xứng, không những trên mặt trống Ngọc Lũ, mà còn trên mặt trống Hoàng Hạ, Cổ Loa, Sông Đà.

*     *

2.3 Cung Trống chữ LẠC 貉.

a. Biệt tài Việt Lạc.

Người Tộc Việt, phát xuất từ vùng Hồ Đồng Đình, đã nổi tiếng với biệt tài điều khiển ghe thuyền trên sông biển.

Nhánh Việt Lạc thêm nổi tiếng với biệt tài bắn cung nỏ. Sử còn ghi dân Việt Lạc xử dụng cung nỏ thiện nghệ đến nỗi bắn tên vào búi tóc của nhau để truyền tin. Tài bắn nỏ đã trở thành truyền thuyết nỏ thần, một phát giết vạn quân giặc.

Ngoài ra, trống đồng Lạc Hồng, đúc ở Đông Sơn, cũng tiêu biểu cho nền văn minh đồ đồng của Việt Lạc đã khởi phát từ năm 2000 ttl.

b. Hình tiêu biểu.

Vì vậy, hình vẽ tiêu biểu cho dân Việt Lạc, thời bấy giờ, là điều khiển thuyền, bắn cung và trống đồng. Các nét chính biến thành chữ Lạc 貉.

Hình trên tang Trống Ngọc Lũ. [hình 2.3].

Chữ Lạc 貉 gồm:

Nétlà người lái thuyền với mái chèo, trang sức trên đầu người và trên đầu mái chèo.

Hình vẽ người cầm cây cung trở thành nét , với nét  là cây cung.

Nét  là hình trống đồng dưới bục.*4

*4 – Hình nầy được đúc trên nhiều tang trống, với vài dị biệt, như thay vì bắn cung là bắn nỏ. – Về chữ Hồng 洚, đọc bài 1105. Tộc Việt Thời Hùng 2, mục 6.2b-c.

Điểm kỳ lạ là trong mọi hình thuyền cùng loại, trống đồng luôn nằm dưới bục của người bắn cung, chứ không được xử dụng.

Như vậy, Tổ Tiên chỉ muốn ghi lại bố cục hình dạng chữ Lạc 貉.

*     *

2.4 Chữ VIỆT Vượt Biển 越.

a. Biệt tài vượt biển.

Biệt tài trên sông nước là niềm hãnh diện của Tộc Việt từ thời Khởi Nguyên ở vùng Hồ Đồng Đình cho đến hiện nay. Trên đường Nam tiến, Việt Lạc đã phát triển tuyệt nghệ vượt biển.*5

*5 – Đọc bài 1103. Tộc Việt thời Khởi Nguyên, đoạn 5.3.

Trong suốt lịch sử, dân Việt luôn là chúa tể sông hồ và biển cả trong vùng.*6

*6 – Nước Âu Việt vùng Chiết Giang, với Câu Tiễn, đã nổi tiếng về thủy binh và tàu chiến. Việt Lạc Sông Hồng có trận Hồ Đồng Đình năm 40 dl, và hai trận Bạch Đằng năm 938 dl và 1288 dl.

Vì vậy, hình ảnh vị Thủ Lãnh chỉ huy trên Thuyền vượt biển, có chim trời hộ tống, đã trở thành biểu hiệu đặc biệt và linh thiêng cho tài năng và niềm tin của dân Việt.

Từ đó, hình ảnh nầy trở thành chữ Việt 越.

b. Hình trên Thạp.

Hình thuyền trên Thạp Đào Thịnh có chữ Việt 越. [hình 2.4].

   /  

Chữ Việt 越 nầy gồm 2 phần :

1. Phần  có :

Nét  là đuôi thuyền và tay lái.

Nét  là người cầm lái và 4 chim trời cùng bay.

2. Phần  có :

Nét  là hình vị thủ lãnh đang đứng, tay cầm cờ cao, để hiệu lệnh cho các thuyền khác.*7

*7 – Trong các bộ chữ nho/việt, nét  tự nó là bộ ‘chủ, chúa’, thủ lãnh.

Nét  là la bàn , dựng trên cái đế .*8

*8 – Mặt la bàn nầy đã được đúc thành mặt trống đồng. Trống đồng vừa điều động [đánh], vừa hướng dẫn [la bàn]. – Về La bàn, đọc đoạn sau : 3.3.

* Cờ cao và la bàn là biểu hiệu quyền hành của vị Thủ Lãnh .

Trong hình, vị Thủ Lãnh là một Bà, ngực cao, mông lớn. [Đương thời, Dân Việt theo mẫu hệ]. (Hình trên).

Giữa vị Thủ Lãnh và người Cầm Lái có Người ngồi điều khiển la bàn [trên đế dễ xoay, cho hợp với hướng nhìn của vị Thủ Lãnh]. Người nầy không đội mũ cao, tránh che mắt người cầm lái.

Đây là đoàn Thuyền vượt biển, với loại thuyền mũi cao, có hải âu hộ tống, có la bàn, có cờ cao điều động.*9

*9 – Khác với loại thuyền đi trên sông hồ. Hình thuyền sông hồ : ở tang trống Ngọc Lũ.

*     *

2.5 Chim Thiêng chữ HÙNG 熊.

Vòng ngoài cùng của tất cả các Mặt Trống và Nắp Thạp Đông Sơn, đều có đàn chim bay được cách điệu hóa. Hình cách điệu nói lên tính cách đồng nhất, biểu tượng.

Mặt Trống Ngọc Lũ cũng có 18 Chim cách điệu hoàn toàn giống nhau.

Hình Chim cách điệu nầy trở thành đường nét của chữ Hùng 熊. [hình 2.5].

Đầu Chim mỏ dài thành nét .

Thân và đuôi dài thành .

Cánh và chân thành .

Phần dưới có thêm bộ hỏa  để nhấn mạnh tính cách Linh thiêng.*10

*10 – Tự nó, bộ Hỏa  cũng hàm ý linh thiêng. Hình tứ linh, long lân quy phụng, đều có lửa.

*     *

2.6 Hình Nai tiếng NÃI, NÃI NÃI, MẸ, MỆ.

a. Nai cái có gạc.

Vòng Hình 3 ở Mặt Trống có 2 bầy Nai, mỗi bầy 10 con, xen kẽ con đực trước, con cái sau.

Điểm đặc biệt là hình nai cái cũng có gạc như nai đực. [hình 2.6].

Trên trái đất, hiện nay tất cả các nai cái đều không có gạc, chỉ trừ nai chà vùng Bắc Cực. Nhưng hình nai trên trống đồng không phải nai chà.

b. Nãi, Nái, Mẹ, Mệ.

Cho nai cái có gạc cũng là một hình thức cách điệu hóa, tức là hình có ẩn ý, không phải hình của những con nai bình thường.

Đây là dấu chỉ Tổ Tiên không cố ý ghi lại hình loài Nai, mà chỉ nhắc nhớtiếng ‘Nai’, tiếng ‘Mê’.

Tiếng ‘Nai‘ có biến thanh là Nãi, Nái. Hiện nay, ở vùng Tộc Việt phương Bắc, con vẫn gọi Mẹ là Nãi, cháu gọi Bà là Nãi Nãi.

Ta còn dùng chữ Nái. Heo nái là heo mẹ.

Ngoài ra, trong chữ viết, chữ Mê  có nghĩa là con nai.*11

*11 – Hán Việt Từ Điển, do Đào Duy Anh, nxb Trường Thi, Sàigòn 1957, tr 553. – Mê là nai, lộc là hươu. Hươu có thân hình nhỏ hơn Nai, gạc cũng nhỏ và ít nhánh hơn.

Âm ‘Mê’ biến thanh thành Mẹ, và Mệ. Mệ là tiếng cháu kêu Bà Nội, Bà Ngoại.*12

*12 – Về biến thanh, đọc bài 1102. Vài Minh định về Lịch sử Văn hóa Địa lý, mục 3.2b.

* Tổ Tiên đã dùng hình để ghi nhớ một lần 4 âm : Nãi, Nãi Nãi, Mẹ, Mệ.

*     *

2.7 Chim Đa tiếng GIA, GIA GIA, CHA.

Vòng Hình 3 còn có 2 đàn chim cách điệu cánh cụt, đuôi ngắn. Một đàn 8 con, một đàn 6 con.

Chim đuôi ngắn, cánh cụt, nhắc nhớ chim đa, còn gọi là chim đa đa, chim gia gia. [hình 2.7a].*13

*13 – Có vùng gọi là chim ngói, gà gô. – ‘Thương nhà mỏi miệng cái gia gia’, thơ Bà Huyện Thanh Quan.

Hình chim gia gia cách diệu để ghi nhớ tiếngGia‘, để chỉ Cha. Tiếng đôi ‘Gia gia’ cũng là tiếng cháu gọi Ông Nội, Ông Ngoại.

Hình chim đa còn ghi lại tiếng ‘Cha’.

Tiếng ‘Cha’ được viết thành chữ 爹, gồm bộ Phụ 父 với chữ hình chim Đa多. Bộ Phụ 父 chỉ ý : người cha; chữ Đa 多 chỉ âm. [hình 2.7b].

*     *     *     *

3. NỘI DUNG VIỆT, LẠC, THƯỢNG, HÙNG, Và NÃI, NÃI NÃI, MẸ, MỆ, GIA, GIA GIA, CHA.

3.1 Nội dung chữ VIỆT Vượt Biển 越.

Chữ Việt 越 trên thân Thạp Đào Thịnh ghi nhớ vị Thủ Lãnh chỉ huy đoàn thuyền vượt biển. [hình 3.1].

Đây là chữ Việt của toàn thể người Tộc Việt trong suốt mấy ngàn năm qua.

Theo tiến trình phát triển của Dân Việt, hình vẽ đoàn thuyền vượt biển đã phát xuất từ nhóm người đi về trên Vịnh Bắc Phần, tức là nhóm Việt Lạc Sông Hồng, Việt Nam ngày nay.*14

    *14 – Thời đó, vùng hạ lưu sông Dương Tử còn úng nước, nên dân Việt chưa phát triển theo hướng hạ nguồn Dương Tử. – Đọc bài 1103. Tộc Việt thời Khởi Nguyên, đoạn 5.1.

    Việc đi về giữa Tây Giang và Vịnh Bắc Phần, đọc nt, đoạn 5.3.

Cũng theo tiến trình phát triển, chữ Việt nầy xuất hiện giữa thời bắt đầu vượt biển cách đây 6000 năm, và thời Sứ giả Việt Thượng Sông Hồng tặng Rùa Thần cho Đế Nghiêu cách đây 4200 năm.

Như thế, có thể nói chữ Việt xuất hiện cùng thời với năm Khởi đầu Thời Hùng, 2879 ttl, cách đây gần 5000 năm.*15

*15 – Đọc bài 1104. Tộc Việt Thời Hùng 1, đoạn 4.4.

*     *

3.2 Nội dung chữ LẠC Biệt Tài 貉.

Chữ Lạc ghi nhận 3 biệt tài của dân Việt Lạc Sông Hồng.[hình 3.2].

Hình người lái thuyền nhắc nhớ biệt tài vẫy vùng sông nước của dòng giống Việt, và đã được dân Lạc phát huy lỗi lạc.

Hình người bắn cung ghi nhận kết quả công sức phát triển ngược Sông Tương lên vùng rừng núi miền Thượng, và liên tục khai phá các vùng đất mênh mông ở lưu vực Tây Giang và Bắc Phần.

Trống đồng lại biểu dương niềm hãnh diện với nền văn minh trống đồng phát triển ở vùng lúa nước Sông Hồng Sông Mạ. Nền văn minh nầy không chỉ ảnh hưởng lên phương Bắc, mà còn xuống khắp miền Đông Nam Á.*16

*16 – Về Văn minh Trống đồng Việt Lạc, đọc bài 1302. Thạp và Trống Đồng Việt Nam, đoạn 3.4.

*     *

3.3 Nội dung chữ THƯỢNG Nhà Sàn 常.

a. Chữ Thượng của vùng đất Việt Thượng.

Chữ Thượng 常 xác định đặc điểm của vùng đất Việt Thượng.

Vùng đất Việt Thượng, từ thời Khởi Nguyên, ở vùng Hồ Đồng Đình, thuộcthượng nguồn Sông Dương Tử. Vì hạ lưu Dương Tử còn úng nước, Dân Việt phát triển lên phía thượng nguồn Sông Tương, và tiến về phía Nam, qua lưu vực Tây Giang, vào vùng Sông Hồng Sông Mã, tới vùng Hải Vân. Từ mấy trăm năm qua, tiến tới Cà Mau, Hà Tiên.*17

*17 – Đọc bài 1103. Tộc Việt thời Khởi Nguyên, phần 5.

b. Chữ Thượng Nhà Sàn an toàn, mạnh khỏe.

Chữ Thượng hình nhà sàn mái cong 常, trên mặt Trống Ngọc Lũ, xác định đặc điểm của vùng đất Việt Thượng Sông Hồng. [hình 3.3a].

Nhà sàn là đặc điểm kiến trúc bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người ở miền Thượng. Cho đến hiện nay, người miền núi vẫn còn làm nhà sàn để tránh rắn độc và thú dữ xâm hại, và nhất là tránh nền đất ẩm ướt, tránh tiếp xúc trực tiếp với khí độc do lá cây ấp ủ nhiều ngàn năm.

Hình ảnh nhà sàn, thời cách đây năm sáu ngàn năm, đã nói lên sáng kiến giúp con người an toàn, mạnh khỏe. Nhờ đó, nhánh Việt Lạc Sông Hồng, Việt Nam ngày nay, đã tăng triển đông đúc và tiến bộ hơn những vùng Việt ở phương Bắc.*18

*18 – Về Sông Hồng trổi vượt, đọc bài 1107. Việt và Hoa Thời Hùng 4A, đoạn 4.2.

c. Toàn cảnh Nhà Sàn chữ Thượng.

Chữ Thượng 常 đã đơn giản hóa các nét. Nhưng hình vẽ Nhà Sàn nguyên thủy, như được khắc trên Trống đồng, là bức tranh diễn đạt toàn vẹn Cuộc Sống của mỗi Gia đình và của Cộng đoàn Việt Thượng.

Nhà Sàn chữ Thượng còn thêm nóc nhà có Chim đậu, giữa nhà có đôi vợ chồng ngồi giao tay xe chỉ, bên hông có một em bé, có trống đồng. [Nhà 1 Chim : Em bé chơi nhạc ở phòng dưới. Nhà 2 Chim : Em bé ngồi bên cha mẹ ở phòng trên]. [hình 3.3b].

Ngoài ra, bên trái nhà còn có cảnh 2 vợ chồng giã gạo, đứng bên có em bé vui đùa và chim bay trên đầu. Bên phải nhà có dàn trống và nhiều người múa hát. [hình 3.3c].

d. Chữ Thượng Cuộc sống thịnh vượng hạnh phúc.

Cảnh 2 vợ chồng ngồi trong nhà giao tay xe chỉ may áo, và cảnh 2 vợ chồng giã gạo, cho thấy cuộc sống sung túc với nhà ở, cơm ăn, áo mặc.

Cuộc sống Gia đình thực ấm êm khi 2 vợ chồng cùng nhau làm việc, bên đứa con vui chơi, dạo nhạc.

Chiếc trống đồng trong nhà chứng tỏ cuộc sống thêm dư giả, cuộc sống địa phương đã phát triển cao.

Cảnh sống thêm tươi vui rộn rã trong tiếng trống điệu múa vang dội của cộng đoàn.

Và trên hết, trên nóc nhà, có Chim đậu, biểu trưng sự độ trì linh thiêng của Ông Bà Tổ Tiên.*19

*19 – Đọc bài 1307. Nguồn gốc Việt Nam của Học thuyết Đạo và Đức, mục 5.4d.

* Tất cả đều tô điểm cảnh thanh bình thịnh vượng, và ấm no hạnh phúc, cả về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống tâm lý, đời sống tâm linh, đời sống gia đình, và đời sống cộng đoàn, của Tổ tiên Việt Nam.

e. Hình ảnh Gia Đình.

Trên 2 nóc nhà, ta có con Chim Mái, con Chim Trống, với mồng lớn, và một con Chim Nhỏ.

Đây là hình ảnh Gia đình. Trong mỗi ngôi nhà cũng có 2 vợ chồng và một đứa con. Bên ngoài nhà lại cũng 2 vợ chồng đang giã gạo và 1 đứa con.

Khi tóm kết những nguyên tắc của cuộc sống Tình Nghĩa Vợ Chồng, Tổ Tiên cũng dùng hình ảnh 2 vợ chồng và 1 đứa con, trong Truyền kỳ Vọng Phu.*20

*20 – Đọc bài 2107. Đời Sống Gia Đình, phần 4.

* Đối với dân Việt, gia đình là nền tảng cuộc sống trọn vẹn của con người và xã hội.

*     *

3.4 Các âm MẸ, MỆ, NÃI NÃI, CHA, GIA GIA.

a. Âm vọng 3000 năm.

Mặt Trống đã để trọn Vòng Hình 3 cho các âm Mẹ, Mệ, Nãi Nãi, Cha, Gia Gia. [hình 3.4a].

                

Điều kỳ diệu là những tiếng nầy được truyền lại không phải bằng chữ, mà bằng hình ghi âm.

Tổ Tiên đã dùng hình để ghi lại tiếng con gọi Mẹ, gọi Cha, tiếng cháu gọi Mệ, gọi Nãi Nãi, gọi Gia Gia… những tiếng thân thương gói trọn tâm tình của con, của cháu.

Chúng ta nghe được tiếng Việt, âm Việt, và tiếng gọi âu yếm của con của cháu, vang vọng từ hơn 3000 năm trước.

b. Kính quý Tổ Tiên.

Đây cũng là dấu chứng từ hơn 3000 năm trước cho đến hiện nay, đặc điểm nổi bật của Văn hóa Việt là thể hiện lòng kính quý Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹtrong cuộc sống từng ngày. Sống hiếu thảo như Tổ Tiên Ông Bà cùng đang sống với mình.*21

*21 – Hiện nay, dân Trung Hoa vùng gốc Việt còn thờ kính Tổ Tiên. Dân vùng gốc Hoa thì không.

*     *

3.5 Nội Dung chữ HÙNG 熊.

a. Vua Hùng linh thiêng.

Vòng Hình lớn nhất của Mặt Trống đúc 18 Chim lớn mỏ dài, cách điệu, đã trở thành 18 chữ Hùng 熊. [hình 3.5].

Ở mọi nền văn hóa, chim luôn là biểu tượng của cao quý linh thiêng. Việc cách điệu hóa nhấn mạnh tính cách biểu tượng và các nét ‘lửa’, bộ hỏa, xác định tính cách linh thiêng của chữ Hùng.

Vua Hùng là những Vị Linh Thiêng được thờ kính vì đã góp phần đặc biệt trong việc phát triển dân tộcvăn hóa Việt Lạc.*22

*22 – Các Ngài không nhất thiết là những thủ lãnh chính trị. – Đọc bài 1404. 18 Vua Hùng – 9 Vua Hùng Bà – 9 Vua Hùng Ông, đoạn 3.1, và ghi chú *16.

b. Thờ kính phổ quát.

Điểm đặc biệt là dầu con số khác nhau, tất cả Mặt Trống và Nắp Thạp thời Đông Sơn tuyệt kỹ đều có Vòng Chim Hùng ở ngoài cùng.

Đặc điểm nầy xác quyết sự phổ quát của việc thờ kính các Vua Hùng từ trước khi có thạp và trống.

Hơn nữa, 18 Chim chữ Hùng linh thiêng trên Trống Ngọc Lũ đã ghi nhận dân Lạc Hồng thờ kính 18 Vua Hùng từ thời cách đây hơn 3000 năm.*23

*23 – Trống Sông Đà, một trong 4 trống tinh xảo nhất hiện có, cũng cố gắng đúc cho đủ 18 Chim Hùng.

*     *     *     *

4. BỐN CHỮ ĐẶC BIỆT Trên MẶT TRỐNG

4.1 Trên Mặt Trống còn có 4 chữ đặc biệt :

Trên mặt Trống Ngọc Lũ, những chữ Thượng 常, Tiên , và Rồng , đều có thêm một chữ Thượng, Tiên, Rồng khác đối xứng qua tâm Mặt Trời Đức . [hình 4.1a].

a. Mặt Trời chữ ĐỨC .

Mặt trời 14 tia giữa mặt Trống ghi lại các nét của chữ Đức .

Chữ Đức  gồm chữ thập , tứ , nhất , tâm  và  là các tia sáng. Đức là tâm Mặt Trống với Mặt Trời tỏa 14 tia sáng. [hình 4.1b].

b. Nhà Sàn Mái Cong chữ THƯỢNG 常.

Trên mặt trống Ngọc Lũ, và trên nhiều trống khác, là những ngôi nhà sàn mái cong, cội nguồn của chữ Thượng 常. [hình 4.1c]

Hình vẽ 2 đầu nóc nhà cong lên trở thành hai nét .

Hình vẽ mái nhà, con chim đậu trên nóc, và 2 đầu hồi nhà, trở thành nét .

Hình khuôn nhà, [trong có người ngồi], trở thành nét .

Ba chân của sàn nhà là nét .

c. Người Đi chữ RỒNG.

Theo qui ước hành quân thời xưa, đoàn quân tiến tới khi nghe tiếng trống. Trái lại, tiếng cồng, tiếng chiêng, là lệnh thâu quân, trở về.

Trên mặt trống đồng, chữ Rồng  được diễn tả bằng hình một người nhảy múa, ra đi theo nhịp trống đồng. [hình 4.1d].

[Thời trước, tiếng trống là lịnh khởi công, hoặc đoàn quân tiến lên].

Chữ Rồng  gồm 2 phần :

1. Phần  gồm Lá cờ và hình Người ngồi dộng trống đồng :

Nét  trên cùng, là lá cờ. [Hình đối xứng, và 2 hình trên mặt trống Hoàng Hạ, đều có lá cờ Thủ Lãnh nầy].*24

*24 – Nét Lá Cờ   nầy cũng có ở chữ Việt và chữ Đạo, là cây phướng thủ lãnh.

Tay người cầm chày dộng trống thành nét .

Thân mình là nét .

Sàn ngồi là nét .

Các nét  gồm hình trống đồng , và Giá giữ trống đồng .

2. Phần  là hình người đang múa:

Đầu tóc và trang sức trở thành nét .

Gương mặt theo điệu múa thành nét.

Hai tay múa là hai nét .

Thân mình, váy xòe, và 2 chân thành nét .

* Chữ  đọc theo âm nguyên thủy Việt là Rồng.*25

*25 – ‘Rồng’ đã được người Hoa phát âm thành ‘long’. Tiếng Hoa không có giọng và không có âm R. Người Hoa đọc R thành Lồng thành ong. – Đọc bài 2204. Tiên Rồng : Biểu tượng Con Người, mục 9.3a và gc.

d. Người Về chữ TIÊN .

Trên mặt trống đồng, chữ Tiên được diễn tả với hình ảnh Người Trở Về trong tiếng cồng.

[Cũng vậy, thời trước, tiếng cồng, tiếng chiêng, báo hiệu thâu quân, trở về].

Nét là Người đang Trở Về. [Chữ Nhânlà người].

Nét là nhà có người đang đánh hai giàn cồng. [hình 4.1e].

*     *

4.2 Tâm đối xứng chữ Đức.

a. Quan trọng đặc biệt.

Ghi khắc các chữ Thượng, Tiên, Rồng quanh chữ Đức, Tổ Tiên xác quyết biểu tượng Tiên Rồng có tầm quan trọng đặc biệt, là đặc điểm, và là niềm hãnh diện của Tổ Tiên ta ở Việt Thượng Sông Hồng. [hình 4.2].

Đức là Đạo tỏa sáng, là Đạo trở thành hiện thực. Mặt Trời Đức là ánh sáng, là sức sống tăng trưởng con người và vạn vật trong trời đất.

Việt Thượng là quê hương, là giang sơn gấm vóc, là nơi nuôi lớn dòng Lạc Hồng, là nơi phát sinh một nền văn minh và văn hóa trổi vượt hơn mọi vùng chung quanh.

Quanh nhà sàn chữ Thượng là hình ảnh cuộc sống của gia đình và của cộng đoàn.

TiênRồng biểu trưng cho Mẹ và Cha, cho hai nhóm đặc tính bất khả phân của Con Người, mà cũng là Biểu tượng linh thiêng của Ông Bà Khởi Tổ, và của toàn thể Tộc Việt.

b. Niềm tin và Thực tại.

Tiên, Rồng, Thượng, đều ở sát Mặt Trời Đức.

Như vậy, mỗi lần gióng trống, mỗi tiếng trống, là một lần khích động Mặt Trời bừng sáng, Đức của Đạo chuyển động, truyền tỏa sức sống tới Tiên Rồng và tới khắp Việt Thượng, tới từng con người, tới từng gia đình, tới khắp cộng đoàn.

Tất cả đều nói lên khát vọng, lòng tin, niềm hãnh diện, và tầm quan trọng thực tế, của sức sống Đạo Đức, của hai biểu tượng Tiên Rồng, và của cuộc sống thịnh vượng hạnh phúc của con người và xã hội Việt Thượng.

*     *

4.3 LA BÀN vượt biển.

a. Các Đường Trục.

Cách trình bày 4 chữ Đức, Thượng, và Rồng, Tiên lại là một đặc điểm quan trọng khác.

Nối liền đường giữa 2 nóc nhà sàn mái cong chữ Thượng, nối 2 tâm giữa 2 nhà vòm chữ Tiên, và nối 2 cột cờ, tâm của 2 chữ Rồng, ta có những đường xuyên qua tâm chữ Đức. Mỗi đường chia mặt Trống thành 2 phần bằng nhau.

Hơn nữa, đường tâm chữ Tiên hợp với đường tâm chữ Rồng thành góc vuông, chia Mặt trống làm 4 phần bằng nhau.

Đường tâm chữ Thượng lại chia góc vuông Tiên Rồng thành 2 phần bằng nhau. Theo cách đo hiện nay, mỗi góc 45 độ.[hình 4.3].

La bàn vượt biển

b. La Bàn.

Đây là mặt La Bàn với trục chính là trục chữ Thượng.

Trục chính lại có 2 hướng, hướng Một Chim và hướng Hai Chim, đậu trên nóc nhà.

Hướng 1 Chim là Chim Mái, hướng 2 Chim là Chim Trống [mồng lớn] và Chim Con. Vì vậy, cũng có thể gọi là hướng Mẹ và hướng Cha.

Khi dùng các trục phụ, trục Tiên hoặc trục Rồng, thì góc độ lại khác nhau. Tính từ tâm, trục Thượng : mỗi bên 45º độ. Trục Tiên : góc trái 45º, góc phải 90º. Trục Rồng : góc trái 90º, góc phải 45º…

La bàn cần thiết để định hướng cho đoàn thuyền vượt biển khơi, và là biểu hiệu của vị Thủ Lãnh. Trên chiếc thuyền Chữ Việt 越, la bàn nầy ở bên cạnh vị chỉ huy.

Chính la bàn nầy đã giúp biệt tài vượt biển của dân Việt phát triển nhanh chóng, và giúp đời sống Việt Thượng Sông Hồng thăng tiến vượt bực.

c. Đặc điểm Văn Hóa Việt.

La bàn dùng 4 Chữ Đức, Thượng, TiênRồng, còn nhấn mạnh tính cách hiện thực và biểu tượng của nếp sống Việt :

– khi vượt biển cả, phải dùng la bàn, Dân Việt luôn nhắc nhớ Mẹ Cha, Tiên Rồng, quê hương Việt Thượng, và Ơn Đức của Trời.

– dù giữa trùng khơi, Dân Việt luôn sống với Mẹ Tiên, Cha Rồng, với quê hương Việt Thượng thân yêu, và trong Sức Sống [Mặt Trời] của Đức, của Đạo, của Trời.

– dù đi muôn phương, Dân Việt luôn hướng về Việt Thượng, [hướng chính của la bàn], luôn được Tổ Tiên [Mẹ Tiên, Cha Rồng] hướng dẫn và độ trì, [hai bên hướng chính], và dù theo hướng nào, Tâm vẫn luôn là Đức.

_____________________

Nguyễn Thanh Đức 2013.